Khảo sát sự tồn tại của cá heo nước ngọt (Orcaella brevirostris) ở lưu vực sông Mekong của Việt Nam

Tác giả:

Isabel Beasley và ctv, 206

Ngày đăng: 09-08-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Khảo sát sự tồn tại của cá heo nước ngọt (<i>Orcaella brevirostris<i>) ở lưu vực sông Mekong của Việt Nam
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.288MB | 2167 | 13 | duynhut
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các thành viên của Đại học James Cook và Đại học Cần Thơ với sự hợp tác của các Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản của các tỉnh. Việc khảo sát được thực hiện từ ngày 5-13 tháng 5/2005, trải dài trên 486,3 km đường sông với 42,25 giờ tàu chạy. Có 84 người cao tuổi và người đánh bắt cá tôm dọc sông Tiền và sông Hậu được phỏng vấn bằng cách sửdụng bảng câu hỏi soạn sẵn. Một số lượng 3.062 tàu ghe đã được đếm với mật độ bình quân 7 chiếc/km. Nhiều nhất là tàu ghe vận tải (hàng hoá và hành khách) chiếm 43%, kế đến là các phương tiện khai thac thủy sản (23,9%) và thứ 3 là xuồng đuôi tôm (15%). Mật độ tàu thuyền và phương tiện khai thác dày đặc hơn ở các đoạn sông phía trên. Cá heo nước ngọt được người dân cho biết thường thấy xuất hiện nhiều trước những năm 1970s. Trong nghiên cứu này, không thấy 
con cá heo nào mà chỉ tìm thấy một bộ xương cá voi và một tấm hình chụp một con cá heo tiền trưởng thành. Có vẻ như loài cá này đã biến mất khỏi lưu vực sông Mêkông của Việt Nam. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng suy kiệt của cá heo nước ngọt ở lưu vực sông Mêkông của Việt Nam bao gồm: (1) bị vướng lưới một cách ngẫu nhiên, (2) khai thác thủy sản qúa mức, (3) bị bắn hoặc bom trong chiến tranh, (4) bị người Hồi săn bắt bằng lưới, (5) việc khai thác thủy sản bằng điện và (6) sự bồi lắng phù sa hoặc ô nhiễm ở những khu vực sinh sống trước đây của cá heo. Người dân vùng ven sông Mêkông của Việt Nam có mong muốn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm cả cá heo nước ngọt vì các lợi ích của chúng đối với cộng đồng. Các thông tin về cá heo ở vùng gần cửa sông Hậu thể hiện sự xuất hiện thường xuyên của một nhóm cá heo và cần được nghiên cứu thêm. 

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm