Hiện trạng và nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả:

Nguyễn Thanh Toàn và ctv, 2008

Ngày đăng: 29-09-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Hiện trạng và nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.339MB | 1988 | 3 | duynhut
Nghiên cứu về hiện trạng nhân lực cho sự phát triển thủy sản ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 04/2006-12/2007. Mục tiêu của đề tài nhằm nắm bắt được các thông tin cả về số lượng và chất lượng cán bộ kỹ thuật và quản lý ngành thủy sản đã được đào tạo trước đây từ trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), đồng thời nắm được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành thủy sản trong vùng. 
 
Khảo sát được tiến hành thông qua việc sửdụng các bảng câu hỏi được soạn sẵn, phỏng vấn thử và hiệu chỉnh trên các nhóm : cựu sinh viên (150 mẫu); sinh viên đang học năm cuối (120 mẫu); cán bộ quản lý địa phương (13 mẫu); người sử dụng lao động ở các cơ quan và doanh nghiệp trong cũng nhưngoài quốc doanh cũng như cơ sở có tham gia đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản (50 mẫu).
 
Kết quả cho thấy số lượng sinh viên theo học ngành thủy sản ở ĐHCT ngày càng tăng, có khoảng 3.936 sinh viên trong đó đại học chính quy là 2.047 sinh viên. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đối với mỗi khóa học chưa cao nhưng đã có sự tăng dần qua các năm gần đây. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành thủy sản ra trường có việc làm khá cao chiếm 90,7%, chủ yếu họ đang làm việc trong lĩnh vực thủy sản hoặc các lĩnh vực có liên quan đến thủy sản. Có 26,5 % kỹ sư ra trường không làm đúng ngành nghề đã được đào tạo, cao nhất là kỹ sư. Khai thác thủy sản do nghề khai thác hải sản có bấp bênh và khó kiếm được việc làm ổn định. Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn của ngành học theo đánh giá của sinh viên mới ở mức 48,07%. Chương trình đào tạo kỹ sư thủy sản ở trường ĐHCT được đánh giá là còn nặng về lý thuyết và cần phải được chú ý hơn về thực hành. 
 
Hiện nay và sắp tới lực lượng kỹ thuật của ngành thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Do đó từ nay tới năm 2010 và 2015 mỗi năm ngành thủy sản ở ĐBS CL cần thêm khoảng 20 người có trình độ sau đại học và 250-300 kỹ sư thủy sản. 

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm