Hiện trạng sản xuất giống và kỹ thuật kích thích cá lóc bông (Channa micropeltes) sinh sản
Tác giả:
Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008
Ngày đăng: 15-10-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.366MB | 2605 | 39 | duynhut
Đềtà i khảo sát hiện trạng sản xuất giống trong dân gian và nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá Lóc bông (Channa micropeltes) được thực hiện từ 11/2006 đến 9/2007 tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, nhằm xá c định các biện pháp kỹ thuật làm cơ sở xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống. Kết quả phân tích cho thấy hình thức sinh sản tựnhiên cá Lóc bông được 100 % hộ dân áp dụng, hiệu quả sinh sản còn thấp và không chủ động được thời gian. Nuôi vỗ cá bốmẹ bằng thức ăn cá tạp với khẩu phần 3-5 % là giải pháp khắc phục. Sau 3-4 tháng cá có khả năng thành thục sinh dục và tham gia sinh sản. Cá có tập tính làm tổ sinh sản, trung bình cá sinh sản từ 5-6 lần/năm. Đường kính trứng cá Lóc bông tương đối lớn (1,2 -1,9 mm), sức sinh sản thực tế thấp, dao động từ 2.000- 2.500 trứng/kg cá. Trong điều kiện nhiệt độ nước từ 27-29,5oC cá Lóc bông rụng trứng đồng loạt ở liều HCG 500 UI/kg và 1.500 UI/kg có kết hợp với 1 não thùy, thời gian cá rụng trứng ở liều 1.500 UI/kg dao động từ 24-27 giờ. Tuy nhiên trứng cá sau khi rụng hoàn toàn không thụ tinh ở liều 1.500 UI/kg cá. Đối với liều HCG 500 UI/kg cá cái, phương pháp tiêm 2 lần cho tỉlệthụtinh đạt 67 % và tỉlệcá nởlà 71 ,2 %. Trong thực tiễn sản xuất, việc ứng dụng kích dục tố như HCG và não thùy thể cá Chép để kích thích cá Lóc bông sinh sản là hoàn toàn có tính khả thi và hiệu quả cao, góp phần giúp cho người dân có khả năng chủ động sản xuất cung cấp con giống chất lượng cho người nuôi cá Lóc bông ở vùng ĐBSCL.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."