Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn giống

Tác giả:

Trần Quag Nhựt

Ngày đăng: 15-11-2015
Đóng góp bởi: Nguyễn Hữu Lộc
Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn giống
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1MB | 1557 | 81 | nhloc

Đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn giống” được thực hiện từ 1/2015 đến 6/2015, tại trại giống thủy sản thuộc khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ. Gồm 2 thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống giai, mỗi giai được thả 50 cá thể. Mỗi thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cá được cho ăn 3 lần/ngày. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày. Thí nghiệm 1: Cho cá ăn với độ đạm khác nhau: 25N (NT1); 30N (NT2) và 35N (NT3). Kết quả, tỷ lệ sống của cá ở 3 NT có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Cụ thể, ở NT1 đạt 87,3% , NT2 đạt 88,0 và ở NT3 đạt 89,3%. Tăng trưởng (WG) của cá ở 3 NT lần lượt là: NT1 (27,7g), NT2 (38,0g), NT3 (51,2g). Như vậy, khi cá được cho ăn thức ăn 35N sẽ giúp cá tăng trưởng và phát triển tốt hơn khi cho cá ăn thức ăn 25N và 30N. Thí nghiệm 2: Cho cá ăn với khẩu phần khác nhau: 10% (NT1); 15% (NT2) và 20% (NT3). Kết quả, tỷ lệ sống của cá ở 3 NT lần lượt là 90,0% (NT1), 90,7% (NT 2) và 89,3% (NT3), sự chênh lệch về tỷ lệ sống ở các NT không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Tăng trưởng (WG) của cá đạt cao nhất ở NT2 (44,4), kế tiếp là  NT1 (38,1g) và thấp nhất là ở NT3 (25,5g). Như vậy khi cá được cho ăn thức ăn với khẩu phần 15% sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm