Nghiên cứu phương thức bổ sung bột gạo khác nhau trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc
Nguyễn Thị Hồng Đặm
Đề tài: “Nghiên cứu phƣơng thức bổ sung bột gạo khác nhau trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc” được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô, từ tháng 10/2013 đến tháng 12/201 3. Thí nghiệm được bố trí trên 15 bể với thể tích 1 m3/bể và nước cấp với thể tích là 0,5m3, mật độ tôm nuôi 200 con/m3 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, thời gian nuôi trong 63 ngày, thí nghiệm có bổ sung thêm carbohydrate (bột gạo) chưa ủ, đã ủ 48h theo TAN và thức ăn
với tỷ lệ C:N là 15:1.
Các chỉ tiêu môi trường như: Độ kiềm, độ đục, TSS, VSS, TAN, NO2- ở các nghiệm thức có bổ sung bột gạo đều cao hơn so với các nghiệm thức đối chứng và nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển. Mật độ Rotifera có xu hướng tăng dần về cuối thí nghiệm trong khi mật độ Protozoa giảm. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức TA-0 (93% ± 6), tăng trưởng khối lượng (9,98 g/con) và năng suất cao nhất (1,86 kg/m3) cao nhất trong tất cả các nghiệm thức và so sánh hai nghiệm thức bổ sung bột gạo theo lượng thức ăn kết quả là tương đương nhau. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, bổ sung gạo theo TA dù qua thời gian thủy phân hủy không thủy phân đều cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức bổ sung bột gạo theo TAN.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."