Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ vằn tại các tỉnh ven biển miền Trung

Tác giả:

Cao Lệ Quyên , Nguyễn Tiến Hưng, Trịnh Quang Tú, Phan Phương Thanh, Cao Tất Đạt

Ngày đăng: 20-09-2019
Đóng góp bởi: Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (VIFEP)
Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ vằn tại các tỉnh ven biển miền Trung
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.6MB | 1288 | 15 | LELINH

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) và đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi. Dữ liệu phục vụ cho phân tích được thu thập thông qua phỏng vấn 175 tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá ngừ vằn năm 2017. Phân tích kinh tế chuỗi cho thấy tỷ lệ phân bổ lợi nhuận tính trên 1 kg và trên tổng khối lượng nguyên liệu cá ngừ vằn (khoảng 83.000 tấn/năm) giữa các nhóm tác nhân chuỗi tương ứng: 63,4 và 74,2% cho ngư dân; 4,9 và 5,6% cho cơ sở thu mua và 31,1 và 20,18% cho doanh nghiệp chế biến.

Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị tác nhân tham gia chuỗi, mức phân bổ lợi nhuận bình quân cho mỗi tác nhân ngư dân lại chiếm tỷ trọng rất thấp do nhóm tác nhân này chủ yếu tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ, hộ gia đình (khoảng 2.000 ngư hộ) dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, thiếu hoặc hạn chế về khả năng liên kết với các tác nhân khác trong toàn chuỗi. Đẩy mạnh liên kết chuỗi để tăng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng nguyên liệu; đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu; xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi (tín dụng, bảo hiểm, chia sẻ rủi ro) được đề xuất nhằm nâng chuỗi giá trị cá ngừ vằn theo hướng hiệu quả và bền vững.

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(9): 791-798 www.vnua.edu.vn

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm