Bách khoa Thủy Sản

Tác giả:

Hội Nghề Cá Việt Nam

Ngày đăng: 27-03-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Bách khoa Thủy Sản
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 94.82MB | 14916 | 2554 | hieuqt

Bách khoa Thủy sản do Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam chủ trì, biên soạn, NXB Nông nghiệp xuất bản năm 2007. Đây cũng là cuốn bách khoa đầu tiên tổng quan về lĩnh vực thủy sản. Sách gồm 600 trang khổ 20,5 x 29cm, tập trung và 6 nhóm nội dung cơ bản: Môi trường, Nguồn lợi thủy sản, Khai thác, Nuôi trồng, Bảo quản và chế biến, Kinh tế xã hội nghề cá.

Bách khoa Thuỷ sản là công trình trí tuệ tập thể được biên soạn khá công phu gồm nhiều hình phụ họa, 161 tranh ảnh màu về một số loài thủy sản chủ yếu.

Phần Môi trường gồm 51 trang với đầy đủ thông tin phân tích về môi trường nghề cá biển, thủy vực nội địa và môi trường với sự phát triển bền vững sản xuất thủy sản.

Phần Nguồn lợi thủy sản, gồm 141 trang, đánh giá sâu sát nguồn lợi cá biển, đặc trưng sinh vật học cá biển việt Nam, bảo tồn giá trị biển, 120 loài cá biển kinh tế, 8 loài rắn biển, 12 loài tôm biển, cua biển, 28 loài động vật thân mềm, 4 loài ruột khoang, rươi biển, 5 loài rùa biển Việt Nam, 15 loài cỏ biển, rong câu và rong sụn.

Người quan tâm thuỷ sản nội địa sẽ tìm thấy những thông tin bổ ích về nguồn lợi thủy sản sông hồ, bảo vệ phát triển thủy sản nội địa.

Phần Khai thác thủy sản với 73 trang đánh giá đầy đủ nội dung, từ khai thác thương mại và đánh cá giải trí, khai thác bền vững, nguồn lợi hải sản và ngư trường khai thác ở vùng biển việt Nam, nghề đánh cá biển, 11 ngư cụ khai thác truyền thống, kĩ thuật khai thác (lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu phương pháp liên hợp tại hồ chứa…), 10 ngư cụ và phương pháp bị cấm, an toàn trong khai thác, máy móc thiết bị trong khai thác: thăm dò đàn cá, máy đo sâu, dò cá, máy định vị...

Nuôi trồng thủy sản gồm 155 trang. Bạn đọc có thể tra cứu thông tin về 22 loài nuôi nước ngọt, 23 đối tượng hải sản và cách phòng chữa bệnh.

Bảo quản và chế biến thủy sản là một phần quan trọng trong sách. Trong 58 trang, các tác giả nêu lên 3 nguyên tắc và 2 phương pháp (thủ công và truyền thống) bảo quản và nhiều phương pháp chế biến: chế biến khô, nước mắm, lên men, tôm chua, sứa muối phèn, sản phẩm hun khói, đồ hộp, chả cá rán, cá phi lê, surimi và sản phẩm mô phỏng, sản phẩm du nhập (sashimi, mực nang), các chế phẩm từ phế liệu thủy sản, các sản phẩm từ rong khô (quy trình sản xuất, agar - agar, carrageenan, alginat, manitol…

Phần Kinh tế xã hội nghề cá xâu chuỗi quá trình lịch sử phát triển ngành. Đặc biệt bạn đọc sẽ có cơ hội nắm bắt quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến 2010, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, hoạt động khoa học công nghệ, Luật Thủy sản, một số vấn đề về nghề cá thế giới.

Bách khoa thủy sản do nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành, nhiều nhà quản lý và chuyên gia lâu năm tỏng ngành thủy sản biên soạn. Sách được biên soạn theo từng vấn đề thuộc nội dung của các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của ngành thủy sản: Môi trường, Nguồn lợi, Khai thác, Nuôi trồng, Bảo quản, Chế biến và nhiều vấn đề Kinh tế xã hội nghề cá. Bố cục sách thuận tiện cho việc nghiên cứu. Sách đáp ứng được phần nào nhu cầu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tổ chức sản xuất, quản lý nhà nước về thủy sản của đông đảo bạn đọc và của những người quan tâm đến sự phát triển ngành thủy sản Việt Nam.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm