Kỹ thuật nuôi lươn đồng

Tác giả:

Ts. Dương Nhựt Long

Ngày đăng: 09-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Kỹ thuật nuôi lươn đồng
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.1MB | 4289 | 356 | hieuqt

1.1 Tập tính sống

Lươn là loài ưa sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hưu cơ có nhiều sinh vật đáy. Chúng ta cũng bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao mương. Ngoài ra lươn cũng có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn và làm tổ đẻ.

1.2 Tập tính bắt mồi

Lươn là loài ăn tạp nhưng thiên về động vật, đặc biệt thức ăn có mùi tanh như tôm, cá, nòng nọc... Ngoài ra lươn cũng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác như phụ phẩm của lò mỗ, đồ phế thải của nhà bếp kể cả thức ăn viên dành cho gia cầm.

1.3 Tập tính sinh sản

Lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 mùa đẻ trong năm là tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9. Lươn thường đẻ trong tổ và làm bọt lấp kín miệng tổ, sau khoảng 7 - 8 ngày ở nhiệt độ 29 – 30 0C trứng nở ra lươn con và sau khoảng 10 ngày lươn con đã tiêu hết noãn hoàng và thóat ra khỏi tổ đi kiếm ăn.

Thức ăn của lươn ở giai đoạn này là giống loài động vật thủy sinh trong nước như giun ít tơ, bọ gậy...

1.4 Tập tính sinh trưởng của lươn

Lươn là loài động vật thủy sinh lớn chậm, trọng lượng trung bình của lươn sau 12 tháng có thể đạt 100 - 150g/con và sau 12 tháng có thể đạt từ 200 – 3000 g/con.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm