Thực nghiệm nuôi cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau

Tác giả:

Võ Thị Cẩm, 2009

Ngày đăng: 12-04-2012
Đóng góp bởi: Lê Linh
Thực nghiệm nuôi cá Nâu (<i>Scatophagus argus</i> Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.7MB | 9420 | 202 | hieuqt

Cá nâu (Scatophagus argus  Linnaeus, 1766) là loài th ủy sản nước lợ có tiềm năng kinh tế hiện nay và là loài cá rộng muối có thể thích nghi với các độ mặn khác nhau (0-30‰). Thí nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus  Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau nhằm tìm ra độ mặn thích hợp cho sự tăng tr ưởng và tỉ lệ sống của cá nâu. Thí nghiệm đ ược bố trí với 7 nghiệm thức độ mặn (0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần v à được bố trí trong hệ thống lọc tuần hoàn, sục khí liên tục. Cá thí nghiệm từ nguồn cá sinh sản nhân tạo có khối lượng trung bình 1,7 g/con (2 tháng tu ổi) ở độ mặn ban đầu 15‰ v à được thuần hóa 5‰/ngày cho đến khi đạt độ mặn để th í nghiệm. Sau 3 tháng nuôi với thức ăn công nghiệp 37,8% đạm. Kết quả cá nâu tăng trưởng tốt nhất là ở nghiệm thức 5‰  (11,3 g/con) và chậm nhất là ở nghiệm thức 0‰  (5,66 g/con). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng nhanh nhất l à ở nghiệm thức 5‰  (0,13 g/ngày) và chậm nhất là ở nghiệm thức 15‰  (0,02 g/ngày). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng nhanh nhất là ở nghiệm thức  5‰  (1,43  %/ngày) và  chậm nhất là ở nghiệm thức 15 ‰ (0,27 %/ngày). Tỉ lệ sống trung bình cao nhất là ở nghiệm thức 0‰ (96,4% ) và 5‰ (95,5%) và thấp nhất là ở 30‰ (45,9%). Kết quả này cho thấy cá nâu (Scatophagusargus Linnaeus, 1766)  t ốt nhất nên nuôi ở độ mặn 5‰ với sự tăng tr ưởng tốt và tỉ lệ sống cao.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm