Hệ thống phân loại trong nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam

Tác giả:

Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình

Ngày đăng: 19-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Hệ thống phân loại trong nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.2MB | 4840 | 340 | hieuqt

Phân loại cá là việc không thể thiếu đ-ợc khi nghiên cứu nguồn lợi cá. Phân loại cá ở các vùng n-ớc, ngoài việc định loại chính xác các loài, còn phải sắp xếp cá theo một trật tự, một hệ thống nhất định để tiện theo dõi và tra cứu. Phân loại cá n-ớc ngọt ở n-ớc ta từ 1960 đến nay chủ yếu là sắp xếp theo hệ thống của Berg (1940) và sau đó đ-ợc thay thế bằng hệ thống của Lindberg (1971).

Hơn 40 năm nghiên cứu và phân loại cá của nhiều tác giả, trên nhiều thuỷ vực và nguồn tài liệu tiếp cận cũng phong phú hơn, các công bố cũng có nhiều cải tiến, tu sửa để hoà nhập với xu thế phát triển chung của phân loại cá thế giới. Về ph-ơng pháp các tác giả sắp xếp đều theo hệ thống của Lindberg (1971) nh-ng kết quả công bố thì không giống nhau và ngày càng xa dần với cách sắp xếp của hệ thống này. Do đó đã gây nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu, sử dụng, đối chiếu, so sánh và nhất là trao đổi tài liệu.

Vì vậy chúng tôi viết báo cáo này nhằm điểm lại các hệ thống phân loại cá chủ yếu đang đ-ợc sử dụng thịnh hành, việc sử dụng hệ thống phân loại cá trong nghiên cứu cá n-ớc ngọt ở n-ớc ta và đề xuất một hệ thống sử dụng trong nghiên cứu trong thời gian tới. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ góp phần vào việc thống nhất về vấn đề phân loại trong phạm vi cả n-ớc.

Tuy nhiên, các bộ, họ và phân họ cá sử dụng trong báo cáo gồm 4 dạng sau: Cá n-ớc ngọt thật sự, cá có nguồn gốc mặn lợ di c- vào vùng n-ớc ngọt và vùng ngập triều, cá n-ớc ngọt di c- ra biển sinh sản và cá nhập nội. II. Các hệ thống phân loại cá thường sử dụng khi nghiên cứu Trên thế giới có 2 hệ thống phân loại cá được sử dụng nhiều nhất: hệ thống đ-ợc dùng nhiều ở Liên xô (cũ) và các nước XHCN là của Lindberg (1971) và hệ thống của các n-ớc ph-ơng tây được Eschmeyer (1998) tập hợp. 1. Hệ thống phân loại cá của Lindberg, 1971 Tác giả đã kế thừa và phát triển hệ thống của Berg (1940) tạo thành hệ thống Lindberg (1971).

Dựa vào hệ thống này chúng tôi sắp xếp các bộ họ cá n-ớc ngọt Việt Nam theo phụ lục 1. Theo hệ thống của Lindberg, cá n-ớc ngọt ở n-ớc ta gồm 17 bộ và 88 họ.

Nhóm Cá Sụn Chonodichthyes có 2 bộ và 3 họ: Bộ Lamniformes có 1 họ và bộ Rajiformes có 2 họ.

Nhóm Cá Xương Osteichthyes có 15 bộ và 85 họ đ-ợc sắp xếp theo thứ tự: Bộ Clupeiformes có 9 họ, bộ Cypriniformes có 18 họ, bộ Anguilliformes có 5 họ, bộ Beloniformes có 2 họ, bộ Syngnathiformes có 1 họ, bộ Cyprinodontiformes có 4 họ, bộ Mugiliformes có 1 họ, bộ Channiformes có 1 họ, bộ Synbranchiformes có 1 họ, bộ Perciformes có 33 họ, bộ Pleuronectiformes có 5 họ, bộ Mastacembeliformes có 1 họ, bộ Tetraodontiformes có 2 họ và bộ Batrachoidiformes có 1 họ. Trong bộ Perciformes có 6 phân bộ: Percoidei có 21 họ, Callionymoidei 1 họ, Siganoidei 1 họ, Scombroidei 1 họ, Anabantoidei 2 họ và Gobioidei 5 họ.

Trong các bộ trên, lớn nhất là bộ Cá Vược Perciformes gồm 33 họ, thứ đến là bộ Cypriniformes 18 họ, Clupeiformes 9 họ, bộ Anguilliformes và bộ Pleuronectiformes mỗi bộ có 5 họ, bộ Cyprinodontiformes 4 họ, các bộ khác chỉ có 1 - 2 họ. 2. Hệ thống phân loại cá của Eschmeyer, 1998 Trên cơ sở kế thừa nhiều hệ thống của các n-ớc ph-ơng tây, tác giả đã hệ thống lại thành hệ thống riêng, khác hẳn với hệ thống của Lindberg. Dựa vào hệ thống này chúng tôi sắp xếp các bộ,

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm