Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thế giới : Tình hình hiện tại và xu hướng phát triển

Tác giả:

Cục Khai Thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày đăng: 29-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thế giới : Tình hình hiện tại và xu hướng phát triển
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
PDF 0.3MB | 3159 | 203 | hieuqt

Trong tương lai, khai thác thuỷ sản vẫn là lĩnh vực sản xuất chủ yếu cung cấp sản lượng thuỷ sản cho nhân loại. Theo dự báo của FAO, ít ra là phải tới gần giữa thế kỷ 21, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mới đuổi kịp sản lượng khai thác.

Tuy nhiên, thực tiễn phát triển khai thác vài thập kỷ qua cho thấy khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng nhanh chóng vào khai thác, khi các hạm tàu hùng mạnh tấn công vào đại dương thì nguồn lợi hải sản vốn trước đây cho là rất lớn thậm chí là vô tận đ tỏ ra rất mong manh, rất dễ bị thương tổn. Nhiều vùng biển trước đây rất giàu có thì đến nay đ cho thấy dấu hiệu nguồn lợi bị cạn kiệt nhanh chóng. Cá tuyết, cá thu, cá ngừ, mực ống ắcgiăngtin là các đối tượng khai thác quan trọng đang ở vào tình trạng nguy hiểm.

Trong khi nguồn lợi hải sản bị hạn chế và dễ bị thương tổn thì nhu cầu của con người về chúng lại tăng lên không ngừng. Cá và các loài thuỷ sản khác đang và sẽ là thực phẩm quý mà ngày càng có nhu cầu cao, thuỷ sản còn là nguồn thu nhập cho rất đông cộng đồng dân cư ở các nước đang phát triển, sức ép tăng dân số cũng đang gây áp lực lớn cho nguồn lợi thuỷ sản. Theo tính toán, tới năm 2010 nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản phải là 110 triệu tấn, ngoài ra cũng còn phải dành ra khoảng 30 triệu tấn cho sản xuất bột cá. Làm gì để không chỉ giữ được và tăng sản lượng khai thác thuỷ sản đang là bài toán không đơn giản đặt ra cho nhân loại.

Diễn biến sản lượng khai thác thập kỷ 90 vừa qua cho thấy khả năng tăng nhanh sản lượng là rất khó khăn. Ngay việc giữ được sản lượng như hiện nay cũng được đánh giá là nhiệm vụ khó khăn. Ðể lĩnh vực khai thác thuỷ sản tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng, cần tập trung vào các hướng chính là:

Phát triển nghề khai thác thuỷ sản một cách bền vững và có trách nhiệm được coi là nhiệm vụ chiến lược vừa mang tính toàn cầu vừa mang tính khu vực và quốc gia;

Tích cực tìm các đối tượng khai thác mới (hải sản tầng đấy ở các vùng nước có độ sâu lớn, hải sản tầng giữa ngoài đại dương, moi Nam Cực );

Tích cực tìm các ngư trường mới ngoài đại dương thế giới đối với các nước có nghề cá công nghiệp; tiến ra các ngư trường xa bờ đối với các nước bắt đầu công nghiệp hoá nghề cá;

Giảm tổn thất sản lượng sau thu hoạch được coi là biện pháp rất hữu hiệu bằng cách tăng cường các phương tiện bảo quản, đưa vào các phương pháp bảo quản mới, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác (cảng cá, bến cá, kho lạnh, chợ cá );

Tận dụng hết sản lượng khai thác đối với các hạm tàu chuyên dụng như kéo tôm, khai thác cá tuyết, câu vàng, vây cá ngừ

Tăng cường việc chế biến sản phẩm ngay trên biển, ngay sau khi hải sản được đưa lên tàu;
Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản để tăng sản phẩm thực phẩm, giảm áp lực cho lĩnh vực khai thác, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng. Ðây cũng là phương hướng rất quan trọng trong tương lai. Sự thành công của Nhật Bản trong việc nuôi công nghiệp cá cam; của Nauy, Chilê trong việc nuôi cá hồi; của Inđônêxia và philippin trong việc nuôi cá măng biển; Hy Lạp trong việc nuôi cá vược đ cho thấy nuôi nhân tạo các loài hải sản quý hiếm hoàn toàn có khả năng thay thế cho việc khai thác tự nhiên chúng.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm