Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Tác giả:

Huỳnh Phạm Việt Huy

Ngày đăng: 29-03-2012
Đóng góp bởi: ltxuyen2010 edit
Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 3.2MB | 3996 | 314 | phongt94

Nuôi trồng Thủy Sản có lịch rất sử lâu đời, nhưng hiểu thế nào thế nào là nuôi trồng thủy sản? Giữa nuôi trồng và khai thác thủy sản có những khác nhau thế nào? Vì theo Pillay (1990) thuật ngữ nuôi trồng thủy sản (aquaculture) được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật ở các môi trường ngọt, lợ và mặn; song theo nhiều người, nó cũng chỉ được sử dụng trong phạm vi giới hạn, như nuôi cá hay nuôi hải sản Tuy nhiên, thuật ngữ nuôi thủy sản diễn tả rất đầy đủ và toàn diện. Điều cần lưu ý nhất là nuôi trồng thủy sản không bao gồm việc canh tác các loại cây trồng sống chủ yếu trên cạn nhưng với kỹ thuật canh tác mới không cần môi trường đất, chẳng hạn như kỹ thuật thủy canh. Để thu gọn nuôi thủy sản được sử dụng để chỉ nuôi trồng thủy sản và để chi tiết hơn đối tượng nuôi hay môi trường nuôi một số thuật ngữ khác được sử dụng như nuôi thủy sản nước ngọt, nuôi thủy sản nước lợ, nuôi thủy sản nước mặn, nuôi hải sản, nuôi tôm, nuôi cá ….

Khi nghề nuôi trồng thủy sản được xem như là một phần của khoa học nghề cá (fisheries), khuynh hướng hiện nay là tách biệt ra giữa hai lãnh vực khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản do những khác biệt căn bản trong phát triển và quản lý. Do đó, Theo tổ chức FAO (Lương thực và Nông Nghiệp Thế Giới) “nuôi trồng thủy sản là nghề nuôi các sinh vật sống trong nước bao gồm cá, nhuyễn thể, giác xác và các thực vật thủy sinh. Việc nuôi bao gồm những can thiệp của con người trong quá trình phát triển và sinh sống của đối tượng nuôi để làm gia tăng sản lượng như điều chỉnh mật độ nuôi, cho ăn, ngăn ngừa địch hại … Việc nuôi cũng liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu cá thể hay tập thể trên đối tượng được nuôi dưỡng”.

Theo định nghĩa này cần phân biệt giữa sản phẩm từ việc nuôi thủy sản với khai thác như những sản phẩm thu hoạch của cá nhân hay tập thể trên một mặt nước mà quyền sở hữu của chúng đã được xác lập trong suốt quá trình nuôi, thì được xem như
nuôi thủy sản. Trái lại, những sản phẩm này được thu hoạch và khai thác như nguồn tài nguyên chung, công cộng thì được xem như khai thác thủy sản. Ngay cả quyền sở hữu các dụng cụ để thu hoạch hay tập trung cá lại như thả chà trên sông hay tạo nơi ẩn trú cho cá thì loại hình đó vẫn được xếp vào khai thác thủy sản. Con giống sản xuất nhân tạo từ các trại sản xuất giống của nhà nước hay của tập thể là sản phẩm của nuôi thủy sản nhưng nếu con giống đó được thả vào các thủy vực để làm giàu tài nguyên (như việc thả cá hồi tại Châu Âu) thủy sản đánh bắt và loại hình đó là khai thác thủy sản.

Trái lại, nếu từ con giống đến sản phẩm cuối cùng thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tập thể như việc quản lý và khai thác các hồ chứa của quốc doanh hay tập thể thì sản phẩm thu hoạch được xếp vào nuôi trồng thủy sản. Dù rằng có một định nghĩa khá rõ ràng để phân định sản phẩm giữa nuôi trồng và khai thác thủy sản nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp rất khó xác định ranh giới như việc thả chà để thu hoạch được xếp vào hoạt động khai thác nhưng một khi người nông dân lại cho cá ẩn trú trong đống chà ăn thức ăn phụ, như vậy khi đó xếp loại hình đó vào khai thác hay nuôi trồng
thủy sản?

Nội dung môn học nuôi cá nước ngọt là một phần của hệ thống nuôi thủy sản nước ngọt, bao gồm việc chăm sóc, quản lý các đối tượng cá nước ngọt được thuần hóa từ nội địa hay từ nhập nội với mục đích nâng cao sản lượng thu hoạch.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm