Khả năng thay thế men bánh mì bằng bột đậu nành trong nuôi luân trùng nước lợ (Brachionus plicatilis)

Tác giả:

Nguyễn Hữu Lộc và Nguyễn Thị Thúy An, 2011

Ngày đăng: 08-05-2012
Đóng góp bởi: hoangank36, ltxuyen2010 edit
Khả năng thay thế men bánh mì bằng bột đậu nành trong nuôi luân trùng nước lợ (<i>Brachionus plicatilis</i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.27MB | 3520 | 120 | hoangank36

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành để thay thế men bánh mì, xác  định khẩu phần  ăn thích hợp cho luân trùng. Thí nghiệm tiến hành gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, với tỷ lệ phối hợp khác nhau lần lượt là 0 (NTĐC); 25(NT1); 50(NT2); 75(NT3); 100% bột  đậu nành(NT4). Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong keo 10 L, nước lợ có độ mặn 25 ppt, mật
độ luân trùng ban  đầu là 100 cá thể/ml, liều lượng cho ăn 1,5 g/ triệu luân trùng/ngày.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ (28- 330C); pH (7,77– 7,84) được duy trì trong khoảng thích hợp của luân trùng. Kết quả cho thấy mật độ luân trùng đạt cực đại là 1.632 cá thể/ml, thời gian quần thể đạt mật độ cực đại từ 7- 8 ngày nuôi. Hệ số trứng trung bình là 7,9 – 19,4%, tốc  độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng cao, dao động từ 0,2- 0,3%/ngày. Như vậy, bột đậu nành có khả năng thay thế 50% men bánh mì trong nuôi luân trùng. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm