Luận văn Thạc sĩ: Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng

Tác giả:

Dương Vĩnh Hảo, 2009

Ngày đăng: 30-03-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87, ltxuyen2010 edit
Luận văn Thạc sĩ: Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (<i>Penaeus monodon</i>) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.19MB | 3987 | 138 | hieuqt

Nghiên cứu này  được thực hiện từ tháng  04 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 nhằm phân tích, đánh giá và kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để đề xuất các giải pháp cải thiện năng suất và lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm sú thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC) ở tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sơ cấp được thu bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50 hộ/mô hình; bố trí 03 ao/mô hình để theo dõi các chỉ tiêu môi trường và 15 ao/mô hình để kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

Kết  quả  khảo  sát  cho  thấy:  Năm  2007,  diện  tích  nuôi,  năng  suất  và  sản  lượng trung  bình  của  mô  hình  TC  lần  lượt  là  19.631,7 m2/hộ,  3.998,7  kg/ha/vụ và 5.371,6 kg/hộ/vụ; BTC là 17.628,0 m2/hộ, 2.440,5 kg/ha/vụ và 3.789,6 kg/hộ/vụ.

Các yếu tố như: tỷ lệ diện tích ao nuôi/ tổng diện tích khu vực nuôi, mật độ nuôi, kích cỡ giống thả, tổng lượng thức ăn, lượng vôi sử dụng, mực nước bình quân ao nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch giữa hai mô hình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (α = 0,05). Năng suất và lợi nhuận chịu tác động của các yếu tố như:  kinh  nghiệm  nuôi,  kích  cỡ  tôm  thu  hoạch  (con/kg),  tổng  diện  tích  và  số lượng ao nuôi. Tổng chi phí, tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi và tổng thu nhập giữa hai mô hình có sự khác biệt (α = 0,05). 

Thực nghiệm được bố trí cũng nhằm đánh giá lại một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như hiệu quả sử dụng thức ăn đã cung cấp và khả năng gây ô nhiễm môi trường do nuôi tôm đối với kết quả khảo sát. So với kết quả khảo sát 2007, năng suất và sản lượng ở mô hình TC thực nghiệm cao hơn là 0,68 và 1,77 lần; BTC là 0,27 và 1,1 lần. Tổng chi phí biến đổi bình quân của mô hình TC và BTC thực nghiệm 2008 cao hơn lần lượt là 0,93 và 0,22 lần, do chi phí tăng, nhất là giá thức ăn cao.

Lợi nhuận bình quân ở mô hình TC thực nghiệm cao hơn kết quả khảo sát 2007 là 0,24 lần; nhưng mô hình BTC có lợi nhuận thấp hơn là 0,34 lần. Tổng đạm, lân đầu  vào  ở  mô  hình  TC  chỉ  có  22,61%  N  và  12,08%  P;  BTC  là  27,12%  N và 9,83% P được tôm hấp thu, phần còn lại được thải vào môi trường. Nếu sản xuất ra 1 tấn tôm thịt thì phải thải ra môi trường ở mô hình TC lần lượt là 88kg N và 30kg P, BTC lần lượt là 68Kg N và 25kg P. 

Để nghề nuôi tôm sú TC và BTC ở Sóc Trăng phát triển ổn định và đạt hiệu quả cao về kinh tế - kỹ thuật cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: nên duy trì độ sâu mực nước từ 1,3-1,4 m; giữ mật độ nuôi TC từ 25-30 con/m2 và với BTC từ 12 -14 con/m2.

Chính quyền các cấp cần xem công tác quy hoạch là khâu then chốt, nhất là quy hoạch từng vùng nuôi; cần có các chính sách nâng cao năng lực của cán bộ quản lý NTTS; khuyến khích và mở rộng sự hợp tác giữa các nhà ở tất cả các khâu tổ chức sản xuất, cung cấp các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu ứng dụng. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm