Ảnh hưởng của các mật độ nuôi kết hợp Hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) với tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

Tác giả:

Trần Tuấn Phong và Ngô Thị Thu Thảo, 2011

Ngày đăng: 02-06-2012
Đóng góp bởi: hoangank36, ltxuyen2010 edit
Ảnh hưởng của các mật độ nuôi kết hợp Hàu cửa sông (<i>Crassostrea rivularis</i>) với tôm thẻ chân trắng (<i>Penaeus vannamei</i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.39MB | 2991 | 109 | hoangank36
Nghiên cứu được tiến hành với 4 nghiệm thức: nuôi 150 con hàu/m 2  (NT1), 100 con hàu/m 2 (NT2), 50 con hàu/m 2 (NT3) và không có hàu nhằm đánh giá khả năng nuôi kết hợp hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) với tôm thẻ chân trắng (Penaeus  vannamei)  74  con/m 2 .  Các  cá  thể  hàu  có  chiều  dài  và  khối  lượng trung bình là 40,5 mm và 11,08g được bố trí vào bể khi tôm đã nuôi khoảng 30 ngày. Tôm chân trắng có chiều dài và khối lượng trung bình là 4,09 cm và 0,41 g/con. Sau 120 ngày nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở NT4 (40%) thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với NT1(54%), NT2 (54%) và NT3 (46%). Không có sự khác biệt về tăng trọng giữa các nghiệm thức, tuy nhiên NT1 có năng suất tôm cao nhất (711g/m 2 ) và khác biệt có ý nghĩa so với NT4 (511 g/m 2 ). Tôm nuôi trong nghiệm thức kết hợp có hệ số thức ăn tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng. Phân tích chỉ số tuyến tiêu hóa cho thấy mức độ tiêu thụ thức ăn của hàu tốt nhất ở nghiệm thức nuôi kết hợp 100 con hàu/m 2 . Đồng thời, tỷ lệ sống của hàu đạt cao nhất ở nghiệm thức hàu 100 con/m 2  (83,3%) và 150 con/m 2  (80,4%). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàu cửa sông có khả năng nuôi kết hợp với tôm thẻ chân trắng, tốt nhất ở mật độ 100 con hàu/m 2  và 74 con tôm/m 2 . 
Tài liệu đang chờ cập nhật lại link

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm