Sản phẩm hiện không khả dụng.
Sản phẩm hết hàng.
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
Nhóm công dụng: |
|
Nhóm thành phần: |
|
Nhóm đối tượng: |
|
Gói kiểm tra 09 chỉ số về sức khỏe tôm, mẫu nhận tại LAB, với các tần suất lấy mẫu mỗi ngày, mỗi 2 ngày và mỗi 3 ngày 1 lần trong tháng.
GIỚI THIỆU FARMEXT LAB
Farmext LAB là một sản phẩm của thương hiệu Farmext, thuộc Công ty Cổ phần Tepbac. Mục tiêu chính cho sự ra đời của sản phẩm này là nâng cao chất lượng thủy sản nuôi bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm tra và tư vấn về chất lượng nước và tầm soát bệnh tôm một cách hiện đại, khoa học và khách quan.
Farmext LAB thực hiện kiểm tra mẫu nước và mẫu tôm, từ đó cung cấp kết quả về các chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng ở thời điểm hiện tại cùng khả năng tầm soát bệnh cho ao tôm. Điều này giúp người nuôi kiểm soát được chất lượng nước, và nhận biết bệnh tôm sớm để ngăn ngừa thiệt hại lớn.
Khi đến với Farmext LAB, người nuôi tôm sẽ được trải nghiệm dịch vụ uy tín bởi các kỹ thuật viên đã có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thủy sản - vi sinh, hướng dẫn cách lấy mẫu và vận chuyển mẫu đến phòng Lab, hỗ trợ cài đặt ứng dụng để nhận kết quả mẫu nước sau khi hoàn thành xét nghiệm.
09 CHỈ SỐ VỀ SỨC KHỎE TÔM
- Vi khuẩn trong gan tụy: Kiểm tra sự hiện diện và mật độ của vi khuẩn trong gan tụy của tôm. Gan tụy là cơ quan cực kỳ quan trọng, đảm nhiệm chức năng tiêu hóa và giải độc. Mật độ vi khuẩn gây bệnh (như Vibrio) cao trong gan tụy có thể gây tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND/EMS), làm tôm chậm lớn, bỏ ăn và chết hàng loạt. Chỉ tiêu này giúp phát hiện sớm nguy cơ nhiễm khuẩn hệ thống.
- Vi khuẩn trong ruột: Kiểm tra mật độ khuẩn Vibrio trong đường ruột của tôm. Sự mất cân bằng (loạn khuẩn) hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến tiêu hóa kém, giảm FCR, tăng khả năng mắc các bệnh đường ruột như phân trắng (WFS), và làm suy yếu sức khỏe tổng thể của tôm.
- Soi tươi mẫu gan tụy: Quan sát trực tiếp mẫu mô gan tụy tươi dưới kính hiển vi. Phương pháp này cho phép đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của gan tụy thông qua việc quan sát cấu trúc tế bào ống gan tụy, sự hiện diện và kích thước của các giọt lipid (cho biết tình trạng dự trữ năng lượng), phát hiện các dấu hiệu tổn thương, hoại tử tế bào, hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng (như Gregarines) và các thể lạ khác. Giúp chẩn đoán sớm các vấn đề về dinh dưỡng hoặc bệnh lý tiềm ẩn.
- Soi tươi mẫu ruột: Quan sát trực tiếp mẫu chất chứa trong ruột hoặc mẫu mô ruột tươi dưới kính hiển vi. Chỉ tiêu này giúp đánh giá tình trạng đường ruột, bao gồm tình trạng thành ruột của tôm,, sự hiện diện và mật độ của ký sinh trùng đường ruột (Gregarines, Nematodes,...), các dấu hiệu viêm nhiễm hoặc tổn thương niêm mạc ruột, và sự hiện diện bất thường của vi khuẩn hoặc nấm men.
- Nội Ký sinh trùng: Kiểm tra và định danh các sinh vật sống ký sinh bên trong cơ thể tôm, chủ yếu là trong đường ruột, gan tụy Các loại ký sinh trùng này (ví dụ: Gregarines, cạnh tranh dinh dưỡng trực tiếp với tôm, gây tổn thương các cơ quan nội tạng, làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến tôm chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh thứ cấp khác.
- Khối lượng: Đo trọng lượng trung bình của các cá thể tôm trong mẫu kiểm tra. Đây là một chỉ số cơ bản và quan trọng để theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm, đánh giá hiệu quả của quá trình nuôi (quản lý thức ăn, môi trường), và tính toán các chỉ số như FCR (Hệ số chuyển đổi thức ăn). Khối lượng thấp hơn so với kỳ vọng có thể chỉ ra vấn đề về dinh dưỡng, bệnh tật hoặc điều kiện môi trường không thuận lợi.
- Chiều dài: Đo chiều dài trung bình của các cá thể tôm trong mẫu (thường từ đầu mũi chủy đến cuối đuôi). Tương tự như khối lượng, chiều dài là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của tôm. Kết hợp với khối lượng, nó giúp đánh giá sự phát triển của tôm. Sự đồng đều về chiều dài trong quần đàn cũng phản ánh mức độ ổn định của điều kiện nuôi.
- Ngoại Ký sinh trùng: Kiểm tra sự hiện diện của các sinh vật sống ký sinh bám trên bề mặt cơ thể tôm, bao gồm vỏ, mang, và các phụ bộ. Các tác nhân phổ biến là động vật nguyên sinh (như Zoothamnium, Epistylis, Vorticella) hoặc các loài giáp xác nhỏ. Chúng có thể gây khó chịu, stress cho tôm, cản trở hô hấp (nếu bám nhiều ở mang), ảnh hưởng đến quá trình lột xác, và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh thứ phát (như bệnh đốm đen, mòn đuôi).
- Cảm quan (vỏ, râu, cơ): Đánh giá tình trạng sức khỏe và chất lượng của tôm thông qua quan sát bằng mắt thường và cảm nhận trực tiếp các đặc điểm bên ngoài:
- Vỏ: Kiểm tra độ cứng, độ bóng, màu sắc, sự sạch sẽ. Vỏ mềm, mỏng, bám bẩn, có đốm đen, ăn mòn là dấu hiệu bất thường.
- Râu, phụ bộ: Quan sát xem có đầy đủ, nguyên vẹn, màu sắc bình thường không. Râu, chân, đuôi bị gãy, mòn cụt, sưng phồng có thể do môi trường, dinh dưỡng hoặc bệnh.
- Cơ: Đánh giá màu sắc (trong, không đục), độ săn chắc và đầy đặn của cơ thịt. Cơ thịt bị trắng đục (bệnh hoại tử cơ), đỏ hồng (do stress, thiếu oxy) hoặc teo là dấu hiệu sức khỏe kém hoặc bệnh tật.