{-item.name-}
đ
đ
Nhóm công dụng: | |
Nhóm thành phần: | |
Nhóm đối tượng: |
GÓI KIỂM TRA 14 CHỈ TIÊU
Sản phẩm mong muốn cung cấp đến khách hàng gói dịch vụ tốt nhất. Đảm bảo duy trì chất lượng nước ở mức tối ưu và tầm soát mầm bệnh cho tôm đang nuôi trong ao.
GIỚI THIỆU FARMEXT LAB
Farmext LAB là một sản phẩm của thương hiệu Farmext, thuộc Công ty Cổ phần Tepbac. Mục tiêu chính cho sự ra đời của sản phẩm này là nâng cao chất lượng thủy sản nuôi bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm tra và tư vấn về chất lượng nước và tầm soát bệnh tôm một cách hiện đại, khoa học và khách quan.
Farmext LAB thực hiện kiểm tra mẫu nước và mẫu tôm, từ đó cung cấp kết quả về các chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng ở thời điểm hiện tại cùng khả năng tầm soát bệnh cho ao tôm. Điều này giúp người nuôi kiểm soát được chất lượng nước, và nhận biết bệnh tôm sớm để ngăn ngừa thiệt hại lớn.
Khi đến với Farmext LAB, người nuôi tôm sẽ được trải nghiệm dịch vụ uy tín bởi các kỹ thuật viên đã có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thủy sản - vi sinh, hướng dẫn cách lấy mẫu và vận chuyển mẫu đến phòng Lab, hỗ trợ cài đặt ứng dụng để nhận kết quả mẫu nước sau khi hoàn thành xét nghiệm.
14 CHỈ TIÊU TRONG GÓI KIỂM TRA
Sản phẩm này thực hiện kiểm tra nhiều thông số quan trọng, bao gồm:
pH: là yếu tố khiến tôm nhạy cảm nhất. Khi pH ao tôm thay đổi liên tục trong một thời gian dài, tôm sẽ dễ stress, giảm thiểu các phản ứng miễn dịch, phá hủy một số mô và hệ vi sinh vật đường ruột. Bên cạnh đó, pH biến động sẽ làm hàm lượng của các loại khí độc thay đổi. pH trong ao dao động từ 7.5 đến 8.5 là tốt nhất.
ORP (redox potential hay oxidation-reduction potential): tiềm năng ôxi hóa-khử. Đây là một chỉ số của mức độ của sự ôxi hóa hay khử trong một hệ thống hóa học mà có thể được dùng để biểu thị mức độ của điều kiện kỵ khí trong bùn đáy ao. Nó phụ thuộc vào tất cả chất ôxi hóa và khử hiện diện trong hệ thống. Nên duy trì ORP từ 150 đến 250 mV trong ao nuôi tôm.
Độ mặn: là nồng độ của tất cả các muối khoáng có trong nước. Độ mặn của nước rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và giúp duy trì các chức năng sinh lý của tôm. Khoảng chịu đựng độ mặn của tôm thẻ chân trắng là 5-35 phần ngàn.
NH3 (Amoniac) và NO2 (Nitrite): Đo lường hàm lượng khí độc amoniac và nitrit trong nước, đảm bảo phát hiện và có cách xử lý kịp thời khi độ độc của những khí này tăng cao quá mức cho phép. Nồng độ an toàn của NH3 là thấp hơn 0,1 mg/l, còn hàm lượng khí độc NO2 trong ao nên giữ ở mức ≤ 1 ppm.
Magiê, Canxi, Kali: kiểm tra các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tôm.
Độ kiềm: Giúp ổn định các chỉ số trong ao nuôi. Độ kiềm phù hợp trong ao tôm thẻ chân trắng: 120-180 ppt. Độ kiềm biến động đột ngột làm tôm sốc, stress, dễ nhiễm bệnh. Độ kiềm cùng với pH cao làm tôm khó lột xác.
Mật độ Vibrio: Đánh giá mật độ vi khuẩn Vibrio gây bệnh hoại từ gan tụy cấp tính, thông qua mẫu nước, gan tụy tôm và ruột tôm.
Mật độ tảo: Đo lường sự hiện diện và thành phần chính của tảo trong ao nuôi.
Ký sinh mang và Ký sinh ruột: Đánh giá sự hiện diện của ký sinh trùng trên các bộ phận chính của tôm, từ đó có những biện pháp giảm thiểu tác hại nếu sự hiện diện trên là quá mức.
Phèn sắt: kiểm soát phèn trong ao dưới mức 0.3 mg/l để không ảnh hưởng đến sử phát triển của tôm.
{-item.name-}
đ
đ
{-quantityOption-} sản phẩm có sẵn
Sản phẩm hiện không khả dụng.
{-item.username-}
{-item.add_time-}
{-item.content-}
Phản hồi của người bán
{-rl.content-}
{-item.username-}
{-item.add_time-}
{-item.content-}
Trả lời{-rl.username-}Quản trị viên
{-rl.add_time-}
{-rl.content-}