Trùng trục có khía
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Trùng trục cỡ trung bình, vỏ tương đối ngắn, rộng bản vuốt nhọn đột ngột. Vỏ dày vừa, vùng đỉnh vỏ thấp. Cạnh trước tròn đều, cạnh bụng thẳng hơi lõm ở khoảng giữa, cạnh lưng hơi cong xuống. Mặt ngoài vỏ nhẵn ở vùng đầu trước, ở đỉnh vỏ thấy các gờ dọc ngắn song song và các dãy nốt sần chữ chi. Phần đuôi vỏ có những khía dọc lớn song song chạy ra tới đầu mút. Vỏ màu nâu đen, xà cừ màu trắng, ánh ngũ sắc.
Phân bố
Trong nước: Cao Bằng (sông Bằng), Thừa Thiên - Huế, Nam Trung Bộ (Phúc Sơn).
Thế giới: Chỉ có ở Việt Nam.
Tập tính
Sống trong sông vùng núi, đáy mềm bùn, cát.
Sinh sản
Loài đặc hữu, vùng phân bố bị chia cắt, đang bị khai thác nhiều.
Hiện trạng
Trước năm 1975, gặp phổ biến trong sông Bằng (Cao Bằng). Sau năm 1975, đặc biệt từ 1990 tới nay, do có giá trị làm thực phẩm, lượng khai thác hàng năm tăng cao, làm giảm số lượng rõ rệt, có thể tới 20%. Diện phân bố Trùng trục có khía trước 1975 có ở Cao Bằng, Trung và Nam Trung Bộ. Hiện nay, do khai thác mạnh và tình trạng ô nhiễm các sông, diện tích thu hẹp. Các điều tra và phỏng vấn nhân dân địa phương năm 2000, 2001 tại sông Bằng (Cao Bằng) đã không thu được mẫu sống của loài này.
Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thuỷ sản từ trước 1996. Kiến nghị: hạn chế khai thác, bảo vệ tránh gây ô nhiễm nước sông. Nghiên cứu bổ sung số lượng bằng biện pháp nuôi nhân tạo.
Tài liệu tham khảo
- Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55
- http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=3&loai=1&ID=5780. Ngày 13/10/2013.