Tôm Bác sĩ

: Pacific Cleaner Shrimp
: Lysmata amboinensis (De Mann, 1888)
: tôm bác sĩ, tôm làm sạch
Phân loại
Lysmata amboinensis(De Mann, 1888)
Ảnh Tôm Bác sĩ
Đặc điểm

Ảnh: Joel Sartore/Art.com

Tôm bác sĩ là loài tôm có kích thước nhỏ, chiều dài toàn thân tối đa đạt 5-6cm. Chúng có 5 đôi chân bơi, 5 đôi chân bò, 3 đôi chân hàm và 2 đôi râu. Trên thân tôm bác sĩ có 1 ban màu đỏ chạy dọc bên thân, chính giữa có sọc trắng kéo dài đến cuối telson nhưng đứt quãng tại nữa đầu của telson (Curt Fiedle,1998). Tôm có đôi râu màu trắng, Mười chân đi bộ có màu hổ phách nhạt.

Phân bố

Phân bố ở vùng biển Thái Bình Dương.

Tập tính

Tôm vệ sinh thái bình dương (Danh pháp khoa học: Lysmata amboinensis) là một loài tôm biển trong họ Hippolytidae, chúng còn được gọi là tôm bác sĩ được biết đến là loài tôm chuyên dọn dẹp môi trường nơi chúng đang sống, chính vì vậy chúng được ưa chuộng nuôi trong bể thủy sinh cảnh.

Tôm bác sĩ sẽ lập một nhà ga làm sạch ở đầu khu vực lãnh địa của chúng và phát sóng ăng-ten qua những chiếc râu để các loài cá lớn dừng lại rồi chúng sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ vệ sinh của mình. Nhiệm vụ chúng đang loại bỏ ký sinh trùng và những lớp mô chết. Chúng sẽ thăm dò khắp cơ thể con cá, mang cá và đôi khi cả trong miệng cá để loại bỏ ký sinh trùng và mô chết.

Tôm bác sĩ lột xác mỗi 3-8 tuần, đặc biệt là sau khi sinh sản, 

Sinh sản

Tôm bác sĩ giai đoạn đầu sinh sản mang giới tính đực nhưng với các tuyến androgene ngừng sản xuất kích thích tố nam và sẽ trở thành con cái sau 1 vài lần lột xác, số lượng trừng từ 200-500 màu xanh lá nhạt được gắn vào finlet và nuôi dưỡng trong 5 - 7 ngày. Vào lúc trời tối, ấu trùng nở mới nở 3-4 mm được đặt ở một rạn san hô tiếp xúc với dòng chảy. Ấu trùng là plancton sẽ biến thái sau 5-6 tháng khi chúng dài 2 cm.

Nghiên cứu này được các nhà khoa học thuộc ĐH Nha Trang thực hiện nhằm chỉ rõ đặc điểm các giai đoạn phát triển phôi của tôm bác sĩ. 

Quá trình phát triển phôi của tôm bác sĩ (Lysmata amboinensis De Mann, 1888) được xác định với nguồn tôm mẹ thu thập tại Vịnh Nha Trang. Tôm mẹ sau khi đẻ ôm trứng được tách nuôi riêng để tiện theo dõi. Trứng tôm được ấp ở nhiệt độ nước 28-31o C, độ mặn 33-35 ppt và oxy hòa tan 3,54-3,98 ppm. Trứng đang ấp được thu hàng ngày và đưa lên quan sát trên kính hiển vi nhằm xác định các giai đoạn phát triển phôi của tôm.

Dựa vào các dấu hiệu và hình ảnh thu được, quá trình phát triển phôi tôm bác sĩ có thể được phân chia thành 8 giai đoạn gồm: (1) trứng mới đẻ, (2) trứng phân cắt, (3) đĩa phôi, (4) phôi nauplius, (5) đầu giai đoạn hậu nauplius, (6) giữa giai đoạn hậu nauplius, (7) cuối giai đoạn hậu nauplius, (8) phôi sắp nở. Ở nhiệt độ nước 28-31o C, quá trình phát triển phôi của tôm bác sĩ hoàn thành trong khoảng 11 ngày.

Hiện trạng

Việc sản xuất giống tôm bác sĩ còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là hiểu biết về đặc điểm sinh sản và quá trình phát triển phôi chưa nhiều.

Tài liệu tham khảo

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 4/2017

https://phys.org/news/2018-08-shrimp-fish.html#jCp

http://www.waza.org/en/zoo/choose-a-species/invertebrates/other-aquatic-invertebrates/lysmata-amboinensis

Cập nhật ngày 12/10/2018
bởi NIMDA TH
Xem thêm