Ấn Độ ngừng đăng ký mới nhà máy sản xuất bột cá từ năm 2020

Trong nỗ lực hạn chế khai thác quá mức nguồn cá tự nhiên để sản xuất thức cho nuôi trồng thủy sản, Cơ quan Phát triển xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (Mpeda) đã đưa ra quyết định cấm đăng ký mới với nhà máy sản xuất bột cá và dầu cá, đồng thời cũng không chấp nhận tăng công suất từ các nhà máy bột cá đang hoạt động. Luật mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Ấn Độ ngừng đăng ký mới nhà máy sản xuất bột cá từ năm 2020
Bột cá từ Ấn Độ.

Ngành sản xuất bột cá và dầu cá ở Ấn Độ mang về doanh thu 1.750 Rupee với sản lượng 250.000 tấn hàng năm. Hiện tại Ấn Độ có khoảng 56 nhà máy sản xuất bột cá ở Kerala, Maharashtra, Karnataka và Tamil Nadu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước lẫn xuất khẩu.

Bột cá và dầu cá là nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi trồng thủy sản sử dụng khoảng 45% sản lượng bột cá được sản xuất. Các quan chức cấp cao ở Mpeda cho rằng sự gia tăng theo cấp số nhân của ngành nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ trong thập kỷ qua đã thúc đẩy các nhà máy sản xuất bột cá và dầu cá mọc lên như nấm.

Nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng về tình trạng khai thác cá để sản xuất thức ăn thủy sản, việc đánh bắt cá non để sản xuất bột cá và dầu cá dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi cá tự nhiên, đồng thời ảnh hưởng đến ngành khai thác thủy sản bao gồm sản lượng đánh bắt và cả sinh kế của ngư dân.

Theo ông KS Srinivas, Chủ tịch Mpeda thì việc ban hành luật này là nỗ lực để phát triển bền vững ngành thủy sản với mục đích hạn chế các hoạt động khai thác quá mức các nguồn lợi tự nhiên.

Đại diện cho các công ty ngành công nghiệp bột cá, Hiệp hội sản xuất bột cá ủng hộ ban hành luật mới nhưng cũng đề nghị Mpeda tổ chức một cuộc họp cùng các bên liên quan trước khi áp dụng luật vì nhiều công ty có thể đã phải vay tiền đầu tư vào đất đai, máy móc thiết bị khi thành lập nhà sản xuất mới, vì vậy các công ty này cần được hỗ trợ chính sách riêng khi đạo luật được áp dụng.

Theo The Hindu Business Line

Đăng ngày 28/10/2019
Thảo Nguyễn
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 05:48 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 05:48 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 05:48 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 05:48 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 05:48 19/04/2024