Bùng phát dịch bệnh trên tôm

Hàng chục ha nuôi tôm nước lợ trên địa bàn Phú Yên bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp do thời tiết bất lợi, môi trường không đảm bảo…

nhá tôm
Thời tiết nắng nóng kéo dài gây bất lợi cho tôm.

Tôm bị bệnh đành thu non

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Phú Yên, cho biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh thả gần 870 ha tôm nước lợ.

Cụ thể, huyện Đông Hòa 255ha, huyện Tuy An 307ha và TX Sông Cầu 307ha. Tuy nhiên đã có hơn 45ha nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp.

Ghi nhận tại vùng nuôi ở hạ lưu sông Bàn Thạch (Đông Hòa) ở vụ 1/2020, nhiều người nuôi bị thiệt hại do tôm bị bệnh.

Gia đình ông Trần Minh Chánh thả nuôi với diện tích khoảng 1,4 ha tôm chân trắng tại vùng nuôi thuộc thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam. Mặc dù đã cải tạo ao và chọn giống có nguồn gốc để thả, song tôm nuôi vẫn xảy ra dịch bệnh.

Ông Chánh cho biết, ban đầu thả giống do gặp thời tiết nắng nóng nên tôm chậm phát triển. Đến 1,5 tháng, tôm nuôi có dấu hiệu bị bệnh như bỏ ăn, bơi lờ đờ nên gia đình đã mua thuốc để điều trị. Song tôm bị bệnh không thuyên giảm, vẫn chết nhiều nên gia đình đành thu non.

“Vụ nuôi này gia đình tôi lỗ vốn hàng chục triệu đồng”, ông Chánh nói.

Hộ nuôi gần bên ông Chánh là gia đình ông Nguyễn Tuấn cũng bị thiệt hại do tôm bị bệnh. Ông Tuấn cho biết, gia đình thả hơn 1 ha tôm. Nuôi gần 2 tháng thì tôm bị bệnh rồi chết dần chết mòn. Thấy vậy, gia đình đành thu hoạch non, ước thiệt hại khoảng 50 triệu đồng.

Còn ông Nguyễn Bảy, một người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm (Đông Hòa) cho biết, đa số người nuôi tôm vụ 1/2020 ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch đều không thành công. Bởi tôm nuôi không phát triển.

Gia đình ông Bảy có 2 ao, với tổng diện tích thả nuôi gần 1,6 ha. Nhưng sau 3 tháng thả nuôi thu hoạch chỉ hòa vốn, dù tôm không bị bệnh. Nguyên nhân có thể thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài khiến tôm sinh trưởng và phát triển kém, chậm lớn.

Tại huyện Tuy An, từ đầu năm đến nay, người dân đã thả nuôi hơn 300ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Tuy nhiên đến nay, hơn 26ha tôm tại vùng nuôi xã An Ninh Đông, An Ninh Tây và An Cư bị bệnh và mất trắng.

Phải tuân thủ khuyến cáo

Trước tình hình tôm bị bệnh, Chi cục Chăn nuôi và thú y đã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn địa phương và người nuôi thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. UBND tỉnh đã phân bổ 21 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% cho các địa phương để sát trùng phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.


Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi cần tuân thủ các quy định trong nuôi trồng thủy sản.

Về nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, ông Lâm cho rằng do thời tiết bất lợi, môi trường biến động làm sức đề kháng của thủy sản nuôi suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập gây bệnh.

Bên cạnh đó, môi trường nhiều vùng nuôi trên địa bàn bị suy thoái, ô nhiễm bởi chất thải hữu cơ tích tụ, tồn động trong vùng nuôi không được rửa trôi.

Ngoài ra, ý thức một số hộ nuôi còn kém, chưa có sự đoàn kết trong công tác bảo vệ môi trường, chưa quan tâm đến việc kiểm dịch con giống, chưa chấp hành các khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành.

“Khi dịch bệnh xảy ra, nhiều hộ nuôi không báo cáo cho cơ quan chức năng mà tự ý thu hoạch và không xử lý mầm bệnh trước khi xả thải ra môi trường làm lây lan dịch bệnh”, ông Lân nói và cho biết thêm, hiện nay nhiều vùng nuôi có hệ thống công trình nuôi không đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch bệnh.

Hầu hết không có ao lắng, ao xử lý nước cấp, lấy nước trực tiếp từ ngoài vào ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước chưa riêng biệt... cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp.

Ông Nguyễn Tri Phương, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên lưu ý các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động người nuôi thực hiện đúng các quy định trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời có khuyến cáo kịp thời để công tác phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả.

Về phía Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn cho người nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản. Cũng như giám sát, nắm bắt thông tin tình hình dịch bệnh thủy sản để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ hóa chất sát trùng xử lý, khống chế dịch bệnh nhằm tránh lây lan…

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 01/04/2020
Ngọc Chung - Kim Sơ
Dịch bệnh

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:29 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:29 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:29 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:29 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:29 25/04/2024