Cá chết trên sông Đồng Nai... tại dân: Khẳng định lại

Theo người nuôi cá, những phương pháp hướng dẫn của ngành chức năng nhiều khi không phù hợp với từng giờ hoạt động của bè cá.

vớt cá chết
Mộ hô nuôi cá đang vớt cá chết nổi trên mặt sông. Ảnh: Vietnamnet

"Không thấm vào đâu"

Xung quanh những thông tin về nguyên nhân cá bè chết hàng loạt trên sông Đồng Nai, chiều ngày 9/1, chia sẻ với báo Đất Việt, anh Đàm (người nuôi cá bè ở xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cho biết:

"Nếu nói nguyên nhân do khoảng cách giữa các bè quá chật thì cá phải chết hằng ngày, sao đây lại chỉ chết có 2 ngày vừa qua. Theo tôi đây là do thủy triều, vì cách  khu vực nuôi cá chừng 5km có một khu công nghiệp, lúc thủy triều lên dòng nước ở những khu công nghiệp này chảy ra là những lúc cá yếu dần đi rồi chết.

Tôi làm nghề nuôi cá cách đây 20 năm rồi nên tôi để ý thấy năm nào cứ vào những ngày cuối năm Tết âm lịch hay dịp Noel là khu công nghiệp này lại dọn, rửa vệ sinh nên chắc chắn sẽ thải ra nguồn nước rất độc."

Cũng theo anh Đàm: "Không thể đổ tại lỗi cho người dân về việc đổ xác cá xuống hồ nước vì đây là do các hộ nuôi cá họ vớt lên bán mà vẫn còn sót vì người ta vớt nhiều quá, đã quá mệt rồi nên không thể sạch bóng được. Họ cũng muốn bán lắm để gỡ lại tiền vốn nhưng không có người vận chuyển nên mới phải bỏ, nhà lại không có đất, nếu mang hết lên thì ai là người mang đi tiêu hủy."

Anh Đàm cho biết thêm: "Tôi mới được học lớp tập huấn do bên Chi cục thủy sản và Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai hướng dẫn. Mặc dù áp dụng rồi nhưng nhiều khi có những tình huống bất ngờ thì phương pháp hướng dẫn đấy lại không phù hợp trong từng giờ hoạt động của bè cá.

Nhiều năm trước tôi thường trắng tay nên đã rút ra được chút kinh nghiệm nên năm nay tôi đã chuẩn bị bình ô xy, và khi thấy cá ăn ít đi thì mình k cho ăn nữa hoặc cho ăn vừa đủ. Chính vì vậy số lượng cá chết năm nay của gia đình tôi chỉ khoảng vài chục cân"

Có cùng quan điểm trên, anh Sỹ (một hộ nuôi cá khác ở xã Hiệp Hòa) cũng cho rằng: "Sở NN&PTNT và Chi cục thủy sản có tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn người chăn nuôi nhưng với trình độ hiểu biết có hạn của người dân mà chỉ hướng dẫn có 1 buổi thì không thấm vào đâu cả.

Chính vì vậy dễ dẫn đến tình trạng người ta nghe tai này bỏ tai kia. Hiện tại, anh em chúng tôi cũng đang tổ chức 1 hợp tác xã chuyên về thủy sản, định chăn nuôi thứ gì để tránh những ô nhiễm môi trường đó sẽ có đội ngũ hướng dẫn cụ thể".

Do người dân chưa áp dụng đúng kỹ thuật

Về vấn đề này, cùng ngày, ông Phan Cẩm Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai cho biết: "Về kỹ thuật chăn nuôi là của trung tâm khuyến nông, tuy nhiên Chi cục cũng thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở bà con về khoảng cách nuôi cá vừa phải và thức ăn thì sử dụng thức ăn viên.

Chi cục hướng dẫn từ lâu rồi vì cá bè chết đã xảy ra nhiều năm chứ không phải bây giờ mới xảy ra. Tuy nhiên, do nhiều hộ dân nuôi cá vẫn nuôi theo kiểu tự nhiên, chưa áp dụng đúng kỹ thuật, có sai sót trong quy trình nuôi nên mới để xảy ra tình trạng cá bè chết hàng loạt như vậy"

Ông Hà cho biết thêm: Nếu nói nguyên nhân cá chết là do mật độ cá quá dày là nói không hết ý vì đây là do phương tiện để nuôi cá nhiều quá thôi.

Như thông tin báo chí đã đưa, hôm 7/1, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vừa công bố nguyên nhân ban đầu khiến cá bè thuộc khu vực P.Tân Mai và xã Bửu Hòa, TP.Biên Hòa chết hàng loạt.

cá chết nhiều
Nhiều hộ nuôi cá trắng tay do cá chết hàng loạt.

Theo đó, Chi cục Thủy sản Đồng Nai xác định nguyên nhân cá chết là do hàm lượng oxy hòa tan trong nước quá thấp.

Trước đó, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường (Sở TN-MT Đồng Nai) đã công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước tại khu vực cá chết hàng loạt tại làng bè Hiệp Hòa trên sông Cái.

Bên cạnh đó, vẫn có vài hộ dân thiếu ý thức lại tự ý, tùy tiện vứt xác cá ra sông cho trôi theo dòng nước đi khắp nơi. Theo phản ảnh của người dân, khúc sông đoạn qua Cù Lao Phố (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) xác cá chết nổi trắng lềnh bềnh, phủ kín mặt sông. Hàng trăm xác cá chết trong mấy ngày qua trương sình, bốc mùi nồng nặc, nước sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Còn theo quan điểm của Sở TN-MT Đồng Nai, cá bè được người dân nuôi với mật độ quá dày, khoảng cách giữa các bè quá chật nên ảnh hưởng đến không gian sống của cá. Đồng thời chế độ ăn uống, kỹ thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm tự nhiên chứ không theo một chế độ nhất định.

Báo Đất Việt, 11/01/2016
Đăng ngày 12/01/2016
Tú Nhi
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 15:22 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 15:22 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 15:22 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 15:22 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 15:22 28/03/2024