Cạn kiệt nguồn lợi vì sử dụng lờ bóng Thái Lan khai thác

Thời gian qua, tình trạng ngư dân sử dụng lờ bóng Thái Lan để khai thác thủy sản diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các đầm, vịnh thuộc địa bàn huyện Tuy An và TX Sông Cầu. Mặc dù ngư cụ này chưa bị đưa vào danh mục cấm khai thác thủy hải sản, nhưng hậu quả của nó để lại là rất lớn, có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Cạn kiệt nguồn lợi vì sử dụng lờ bóng Thái Lan khai thác
Lờ bóng Thái Lan đang phơi ven đầm Ô Loan (huyện Tuy An) - Ảnh: ANH NGỌC

Lờ bóng Thái Lan: ngư cụ mang tính tận diệt

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT), lờ bóng Thái Lan (còn gọi là lờ dây) được du nhập về địa phương hơn 10 năm nay. Đây là ngư cụ có cấu tạo tương tự như lồng bẫy, khai thác thủy sản theo phương pháp thụ động, đối tượng thủy sản bị bắt giữ một cách ngẫu nhiên, không có tính chọn lọc về kích cỡ, chủng loại và chủ yếu khai thác các loài sinh vật đáy như các loài cá sống ở tầng đáy, tôm, cua, ghẹ… nên có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài thủy sản.

Hiện nay, tình trạng sử dụng lờ bóng Thái Lan để khai thác thủy sản tại các đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến. Ông Trần Minh ở thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), cho biết: Trước đây, người dân chỉ thả lờ bóng Thái Lan ở các vùng cửa sông, nhưng mấy năm gần đây, nhiều người sử dụng loại lờ bóng này để khai thác thủy sản ở lưu vực nước ngọt, nước lợ trong đầm Ô Loan.

Lờ bóng Thái Lan đánh bắt được tất cả các loài thủy sản trong đầm, kể cả ốc và các loài thủy sản nhỏ li ti nên nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Đáng lo ngại nhất hiện nay là có rất nhiều ngư dân ở các xã An Hòa, An Hiệp, An Cư, An Hải (huyện Tuy An) sử dụng lờ bóng Thái Lan để khai thác thủy sản trong đầm Ô Loan…

Tại vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) cũng có nhiều ngư dân sử dụng loại công cụ đánh bắt này khai thác thủy sản nhiều năm qua. Theo một ngư dân sử dụng lờ bóng Thái Lan để khai thác thủy sản ở đầm Cù Mông, một dây lờ bóng Thái Lan dài khoảng 12m, giá hơn 100.000 đồng. Để đánh bắt được nhiều và ít tốn công, các dây lờ ngắn được nối lại thành một dây lờ dài từ 500-800m, người nào muốn làm ăn lớn thì mua nhiều.

“Trước đây, việc đánh bắt theo kiểu này rất ít người làm, nhưng khoảng 5-7 năm nay, công cụ lờ bóng Thái Lan rất phổ biến, nhiều người theo nghề này vì mỗi ngày kiếm được từ 300.000-500.000 đồng, thậm chí có ngày trúng cả triệu đồng”, người này nói.

Sớm có chế tài xử lý nghiêm

Theo Trạm Thủy sản TX Sông Cầu, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng và địa phương nhiều lần tổ chức tuyên truyền cho người dân biết về tác hại của việc sử dụng công cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, hướng dẫn người dân chuyển đổi nghề khai thác phù hợp hơn.

Tuy nhiên, tình trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt vẫn còn xảy ra. Qua tuần tra, kiểm soát, trạm cùng các lực lượng chức năng đã tịch thu, tiêu hủy nhiều công cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt tại vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông…

Còn ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho hay: Trước đây, UBND huyện có ban hành chỉ thị cấm khai thác thủy sản bằng dụng cụ lờ bóng Thái Lan. Tuy nhiên, theo các cơ quan chuyên môn thì loại công cụ đánh bắt này không nằm trong danh mục cấm khai thác thủy sản nên đã ban hành quyết định thu hồi chỉ thị này.

Hiện nay, tại các địa phương ven đầm Ô Loan, người dân sử dụng rất nhiều lờ bóng Thái Lan để khai thác thủy sản trong đầm nên chính quyền địa phương và các ngành chức năng gặp khó khăn trong việc xử lý vi phạm. Nhiều người dân ở các xã An Hòa, An Hải, An Hiệp, An Cư và An Ninh Đông rất bức xúc và kiến nghị nhiều lần nhưng địa phương chưa có hướng xử lý.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, trước tình trạng ngày càng nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh sử dụng lờ bóng Thái Lan để khai thác thủy sản, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, Sở NN-PTNT đã kiến nghị Bộ NN-PTNT đưa vào danh mục nghề cấm khai thác trong đầm, vịnh, vùng biển ven bờ.

“Sau khi Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở NN-PTNT có căn cứ cùng phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định. Nếu các văn bản trên cũng không có quy định cụ thể, Sở NN-PTNT sẽ tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh ban hành quy định cấm đánh bắt thủy sản bằng lờ bóng Thái Lan trên địa bàn tỉnh”, Ông Nguyễn Tri Phương nói.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 08/01/2019
Anh Ngọc
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:41 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:41 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:41 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:41 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:41 20/04/2024