Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
Loài nhuyễn thể này được gọi là Euphausia superba hay còn là tôm Krill. Ảnh: toquoc.vn

Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học thuộc Tổ chức khảo sát Nam Cực Anh Quốc (BAS) và trung tâm Hải dương học quốc gia, Southampton (NOCS) đã chia sẻ rằng họ đã khám phá ra một loài giáp xác kỳ lạ ở Nam Cực. Các nhà khoa học cũng cho biết thêm, họ đã phát hiện ra chúng trong lúc sử dụng một thiết bị lặn được điều khiển từ xa (RoV) với tên gọi là Isis để theo dõi vùng biển nơi này.

Loài nhuyễn thể này được gọi là Euphausia superba hay còn là tôm Krill. Chúng vẫn luôn được biết đến như là một nguồn thức ăn chính của nhiều loài cá, mực, chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi. Điểm đặc biệt ở tôm Krill là chúng thường chỉ sống ở vùng biển nông. Thế nhưng, ở Nam Cực, loài giáp xác giống tôm này lại sống ở độ sâu 3.000 mét.

Theo giáo sư Andrew Clarke, điều này khác hẳn với sự hiểu biết của các chuyên gia về tôm Krill. Khám phá mới này khiến họ phải nhìn nhận lại cách phân bố và môi trường sinh thái của loài nhuyễn thể này. Trước đây, họ cho rằng phần lớn nhuyễn thể trưởng thành chỉ sống ở độ sâu 150 mét nước biển trở lên. Thế nhưng, sau khi sử dụng thiết bị Isis RoV, các nhà khoa học đã có cơ hội quan sát sự đa dạng của các loài sinh vật biển sống ở độ sâu từ 500 tới 3.500 m. Họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra tôm Krill sinh sống và đẻ trứng dưới đáy biển sâu.

Đồng thời, giáo sư Clarke cho biết thêm, thói quen sinh hoạt của sinh vật biển, kể cả những loài như tôm Krill hóa ra vô cùng phức tạp. Trong tương lai, nhóm chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về loài giáp xác này cũng như thế giới sinh vật biển.

Đặc điểm sinh sống loài Euphausia superbaLoài Euphausia superba sinh sống và đẻ trứng dưới đáy biển sâu. Ảnh: toquoc.vn

Tôm Krill là một loại tôm nhỏ với lớp vỏ màu đỏ nhạt, gần như trong suốt. Chiều dài của tôm Krill khi trưởng thành đạt khoảng 6cm và tuổi thọ khoảng 5 đến 6 năm. Loài nhuyễn thể Nam Cực này sử dụng hệ thống lọc chuyên biệt ở các chân phía trước để tóm lấy các loại siêu vi tảo và dùng chúng làm thức ăn. Nhờ có loại thức ăn này, tôm Krill rất giàu axit omega-3 và phospholipid. Chính vì thế, chúng đã trở thành nguồn cung cấp protein lớn nhất trên thế giới.

Tôm Krill thường sống ở vùng biển Nam Cực thông thoáng. Chúng sống tập trung theo đàn với số lượng cá thể vô cùng lớn. Mật độ của chúng trải dài tới hàng km. Ước tính sinh khối của tôm Krill lên tới 500 triệu tấn. Với số lượng như vậy, đàn tôm Krill đã trở thành yếu tố quan trọng trong chuỗi thức ăn của nhiều loài vật dưới đại dương.

Đóng vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu

Tôm Krill không chỉ là thức ăn của các loài sinh vật biển ở Nam Cực mà chúng còn có vai trò quan trọng đối với khí hậu toàn cầu. Tất cả đều bắt nguồn từ chuyển động của tôm Krill. Theo các nhà khoa học, họ đã đo đạc sự phân tầng của nước biển trước và sau khi tôm Krill chuyển động.

Kết quả cho thấy, nước nóng và loãng vốn thường nổi bên trên bề mặt đã chìm xuống dưới. Đồng thời, nước có có nhiệt độ thấp hơn và có mật độ muối cao hơn lại được mang lên. Điều này sẽ giúp cho nhiệt độ trung bình của Trái đất giảm đi đáng kể. Nhất là khi tôm Krill thường đi theo đàn với số lượng lớn, hoạt động này của chúng sẽ tạo ra tác động rất lớn với quá trình biến đổi khí hậu.

Euphausia superba - thức ăn cho sinh vật biểnEuphausia superba không chỉ là thức ăn của nhiều loài sinh vật biển mà chúng còn có tác động lớn với khí hậu toàn cầu. Ảnh: toquoc.vn

Tuy nhiên, hiện tượng Trái đất ấm lên như hiện nay đã và đang gây hại cho loài tôm Krill. Trong vòng 50 năm trở lại đây, bán đảo Nam Cực đã ấm lên 2,5 độ C. Hiện tượng này đã khiến cho những biển băng biến mất. Mất đi nơi trú ngụ và cung cấp thức ăn, số lượng tôm Krill ở Nam Cực giảm đi nhanh chóng.

Ngoài ra, lỗ hổng tầng Ozone càng nhiều, khả năng tự vệ của Trái đất chống lại tia cực tím càng giảm. Tia UV-B có thể gây hại tới các loài giáp xác và tăng tỷ lệ chết của tôm Krill. Do đó, việc nhanh chóng tìm ra phương pháp bảo vệ loài tôm Krill cũng chính là một trong những cách tốt nhất để cứu lấy hành tinh của chúng ta.

Báo Tổ Quốc
Đăng ngày 23/11/2022
Nguyệt Phạm
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 01:16 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 01:16 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 01:16 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:16 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 01:16 26/11/2024
Some text some message..