Nông dân nuôi tôm càng xanh trúng mùa, được giá

Nhiều nông dân ở các tỉnh như Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… đang vào vụ thu hoạch tôm càng xanh. Năm nay, bà con phấn khởi vì tôm đạt năng suất cao và được giá.

Tôm càng xanh
Người nông dân vui mừng vì trúng mùa tôm càng xanh. Ảnh: aquaculteurs.com

Tại huyện Hồng Dân, vùng sản xuất lúa - tôm lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu, nông dân đang thu hoạch tôm càng xanh với sản lượng cao, bình quân 400 - 500kg/ha; trừ chi phí, bà con đạt lợi nhuận khoảng 40%. 

Tại xã Vĩnh Lộc A (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) không khí thu hoạch tôm càng xanh đang rất nhộn nhịp. Theo ông Đặng Văn Tức (ngụ ấp Lộ Xe, xã Vĩnh Lộc A), người nuôi tôm rất phấn khởi vì sản lượng cao, tôm được giá. “Gia đình tôi có 2ha tôm - lúa, đợt này thu tôm đạt gần 500kg/ha. Tôi bán được gần 130 triệu đồng, trừ chi phí gia đình còn lãi trên 60 triệu đồng” - ông Tức cho hay.

Anh Nông Văn Thái (cùng ngụ ấp Lộ Xe) cho biết: “Để thu hoạch tôm càng xanh thì ngay từ sáng sớm nông dân xả hết nước dưới ruộng, chỉ chừa lại một ít. Sau đó, dùng máy khuấy bùn khiến tôm ngạt ô-xy dạt vào bờ. Tôm sau khi bắt lên phải được rửa sạch sẽ, tạo ô-xy lại cho tôm sống để bán được giá cao. Hiện thương lái đang thu mua tôm càng xanh loại từ 40 con/kg trở lên giá từ 120.000-130.000 đồng/kg, giá này đảm bảo mức lãi khá cho nông dân”.

Thu hoạch tôm càng xanhNông dân huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu phấn khởi khi trúng mùa tôm, được giá. Ảnh: phunuonline.com.vn

Anh Nông Văn Thạch - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp tổng hợp Ba Đình (ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A, ) - cho biết, hiện hợp tác xã có 198 thành viên, diện tích canh tác theo mô hình tôm - lúa là 450ha. Đây là mô hình sản xuất được đánh giá là hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Bình quân 1ha sản xuất lúa - tôm giúp nông dân thu được lợi nhuận từ 80-100 triệu đồng/năm, khá cao so với các mô hình sản xuất khác.

Tại hội thảo về thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Sóc Trăng mới đây, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - nhận định, mô hình tôm - lúa ở Việt Nam, cụ thể là ở đồng bằng sông Cửu Long rất độc đáo, riêng biệt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu, quy hoạch vùng nuôi tôm - lúa đi kèm chứng nhận bền vững thể hiện tính đặc thù của mô hình nuôi. 

Báo Phụ Nữ
Đăng ngày 02/11/2022
An Khương
Nuôi trồng

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 14:25 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 14:25 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:25 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 14:25 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:25 16/04/2024