Nuôi tôm hùm bền vững liệu có giải pháp nào?

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nêu giải pháp phát triển nuôi tôm hùm bền vững tại các tỉnh Nam Trung bộ.

Tôm hùm bông
Tôm hùm bông. Ảnh: Dr.Tom

Các tỉnh Nam Trung bộ, nơi được xem là “thủ phủ” nuôi tôm hùm bằng lồng bè, trong đó tập trung nuôi nhiều nhất tại 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Những năm qua, nghề nuôi tôm hùm tại 2 tỉnh trên đã trở thành đối tượng nuôi biển trọng điểm của địa phương và là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp rất lớn vào kinh tế - xã hội, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh.

Mô hình nuôi tômNam Trung bộ được xem là thủ phủ nuôi tôm hùm. Ảnh: nongnghiep.vn

Tại tỉnh Phú Yên trong năm 2021, sản lượng tôm hùm thu hoạch đạt 1.500 tấn. Những tháng trong năm 2022, theo Sở NN-PTNT Phú Yên, toàn tỉnh thả nuôi 96.114 lồng tôm hùm, trong đó thị xã Sông Cầu 64.985 lồng, huyện Tuy An 14.650 lồng, huyện Đông Hòa 16.479 lồng.

Còn tại tỉnh Khánh Hòa, theo ngành nông nghiệp tỉnh này, tổng số lồng thả nuôi tôm hùm toàn tỉnh khoảng 64.500 ô lồng, sản lượng trên 1.300 tấn.

Tuy nhiên điều đáng nói nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh hiện còn nhiều thách thức như việc quản lý nguồn giống, thức ăn, quản lý vùng nuôi còn nhiều bất cập. Đặc biệt các hộ nuôi tôm hùm luôn phải đối mặt trước nhiều rủi ro và thách thức khi có thiên tai, dịch bệnh, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tôm hùm tiêu thụ phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch…

Trước những tồn tại, hạn chế trên, trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nêu một số giải pháp cho các địa phương trong việc phát triển nuôi tôm hùm bền vững.

Theo đó, về tổ chức và quản lý sản xuất, các địa phương cần rà soát, điều chỉnh kế hoạch phát triển sản xuất tôm hùm (vùng sản xuất giống, vùng nuôi thương phẩm) để đưa vào quy hoạch sử dụng đất, mặt nước biển theo quy định. Cùng với đó thực hiện cấp phép nuôi biển và xác nhận đăng ký nuôi lồng, bè theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.

Tôm hùmTôm hùm là loại có giá trị kinh tế cao, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: nongnghiep.vn

Tổ chức lại nuôi tôm hùm theo chuỗi giá trị; xây dựng mô hình liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Chi hội nghề nghiệp liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến thành lập Hiệp hội của người nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm hùm Việt Nam. Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất: điều kiện cơ sở nuôi; sản xuất, cung cấp con giống; thức ăn; thuốc, hóa chất; sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và vật tư phục vụ trong nuôi tôm.

Đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn giống tôm hùm tự nhiên; ban hành các quy định về kích cỡ, nghề khai thác và mùa vụ khai thác tôm hùm giống tự nhiên. Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của của người dân về bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống tự nhiên. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập cơ sở dữ liệu về sản xuất, xuất khẩu tôm hùm.

Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ và khuyến ngư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, cần hợp tác với các quốc gia như Úc, New Zealand, Nhật Bản nghiên cứu để chủ động sản xuất giống nhân tạo tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Đồng thời tập trung nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi tôm hùm trên bờ sử dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn, thức ăn công nghiệp.

Lồng bè nuôi tômLồng bè nuôi tôm hùm chủ yếu làm bằng gỗ tre không thích ứng với thiên tai. Ảnh: nongnghiep.vn

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm theo nhiều giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, tăng tỷ lệ sống, giảm hệ số sử dụng thức ăn, giảm rủi ro do dịch bệnh, hạn chế các tác động làm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi tôm hùm ứng dụng công nghệ cao tại các vùng biển xa bờ, vùng biển hở bằng vật liệu liệu mới (lưới làm lồng bằng hợp kim đồng, khung lồng làm bằng nhựa HDPE,...).

Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ và dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp theo quy mô công nghiệp, nhằm giảm hệ số sử dụng thức ăn, giảm giá thành, tăng sức đề kháng, nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống trong quá trình nuôi; cải thiện màu sắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.  Đào tạo, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng các mô hình nuôi tôm hùm tiên tiến cho các cơ sở nuôi tôm hùm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững.

Về phòng trị bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu cần tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả trên tôm hùm nuôi, đặc biệt là những bệnh thường gặp như: bệnh sữa, đen mang, đốm trắng trên vỏ, đỏ thân, trắng râu, long đầu,... Tăng cường công tác quản lý môi trường, dịch bệnh theo quy định; xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường tự động tại các vùng nuôi tập trung, trọng điểm; kịp thời cảnh báo ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.

Tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực thi pháp luật của người nuôi tôm hùm về các quy định phòng chống dịch bệnh, quy trình kỹ thuật nuôi, phòng chống thiên tai... đồng thời tăng cường việc kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tôm hùm trên vịnh Vân PhongNuôi tôm hùm trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: nongnghiep.vn

Chính quyền địa phương xây dựng, ban hành quy chế thu gom, xử lý chất thải các vùng nuôi tôm hùm; thực hiện việc quản lý thu gom và xử lý chất thải từ nuôi tôm hùm. Đối với việc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tôm hùm nên xây dựng hệ thống dịch vụ vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tôm hùm sống tại thị trường nội địa.

Về phía nhà nước hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm hùm tại nước ngoài, cũng như tổ chức đàm phán, tháo gỡ rào cản, vướng mắc trong nhập khẩu tôm hùm giống từ các nước: Indonesia, Philippines, Myanmar, Srilanka, Singapore...

Thu hút các đơn vị tham gia xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối tôm hùm sống bao gồm các điểm thu mua, lưu giữ tại vùng nuôi tập trung; các điểm trung chuyển trước khi phân phối để tạo sản phẩm tôm sạch, đảm bảo chất lượng và yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Tiếp tục áp dụng các giải pháp công nghệ trong chế biến, bảo quản đặc biệt là đầu tư chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, công nghệ bảo quản vận chuyển sống tôm hùm nhằm đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm hùm Việt Nam.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/11/2022
Kim Sơ
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Nông dân nuôi tôm càng xanh trúng mùa, được giá

Nhiều nông dân ở các tỉnh như Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… đang vào vụ thu hoạch tôm càng xanh. Năm nay, bà con phấn khởi vì tôm đạt năng suất cao và được giá.

Tôm càng xanh
• 11:58 02/11/2022

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc về đích sớm

Mặc dù diễn biến tình hình trên thế giới có những bất ổn, nhưng lĩnh vực xuất khẩu chung của cả nước từ đầu năm đến nay đạt kết quả khích lệ; trong đó xuất khẩu thủy sản ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Hiện, xuất khẩu thủy sản đang tăng tốc để hoàn thành sớm mục tiêu của năm 2022.

Nông dân phấn khởi thu hoạch tôm
• 12:58 27/10/2022

Bình Định: Nông dân tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư.

Nông dân
• 11:02 07/06/2023

Nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững?

Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Ao nuôi
• 11:05 06/06/2023

Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt

Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...

Khai thác thủy sản
• 10:09 05/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:50 03/06/2023

Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái "giám định miệng" để ép người nuôi

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản vượt quy định, nhiều thương lái tại tỉnh Bạc Liêu ép giá người nuôi.

Thu hoạch tôm
• 11:54 07/06/2023

Bình Định: Nông dân tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư.

Nông dân
• 11:54 07/06/2023

Tiến trình chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Đối với chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản nói chung và tôm nói riêng sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các kỹ thuật chuyên sâu hơn.

Tôm thẻ
• 11:54 07/06/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 11:54 07/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 11:54 07/06/2023