Cảng cá Phường 6 bị cát bồi lấp nặng

Biển động, sóng lớn nhiều ngày qua đã làm cửa biển Đà Diễn bị chuyển dịch mạnh về hướng tây - nam, với hàng ngàn mét khối cát làm bồi lấp phần lớn Cảng cá Phường 6 (TP Tuy Hòa). Mùa đánh bắt cá ngừ đại dương thường được bắt đầu vào cuối tháng 12, do vậy ngư dân lo ngại tàu thuyền ra vào cảng sẽ rất khó khăn.

bồi lấp cửa biển
Cửa biển bị cát bồi lấp nặng - Ảnh: P.NAM

Khu vực phía nam Cảng cá Phường 6 trước đây nằm trong lòng sông Đà Rằng, nay bị hàng nghìn mét khối cát bồi lấp với diện tích mặt bằng hơn 8.000m2; trong khi đó, cửa biển Đà Diễn mới cũng bị dịch chuyển khoảng 200m về hướng tây - nam so với cửa cũ, chiều rộng chỉ còn hơn 30m, sâu trên dưới 3m, tàu thuyền ra vào khó khăn. Để tạo thuận lợi cho hơn 600 tàu thuyền của ngư dân phường 6 và phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) ra vào an toàn, năm 2015, UBND tỉnh đã triển khai dự án Nạo vét khơi thông cửa biển Đà Diễn với hơn 400.000m3 cát. Dự án này đã tạm dừng trong tháng 10 vừa qua do thời tiết xấu. Hiện cát tái bồi lấp cửa trở lại.

Theo ngư dân, từ nay đến cuối tháng 12, nếu không có nước lũ đổ về từ thượng nguồn, cửa biển Đà Diễn khó được khơi thông. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tàu thuyền của ngư dân khó vươn khơi trong mùa biển mới. Ông Bùi Ngọc Đào, ngư dân phường 6, cho biết: Nếu có nước lũ đổ về, cửa biển Đà Diễn mới rộng ra và sâu hơn, còn không sẽ liên tục bị cát bồi lấp khiến tàu thuyền khó có thể ra vào được.

Biển động, triều cường kèm theo sóng lớn nhiều ngày qua đã gây sạt lở hơn 1.200m bờ biển, xâm thực vào đất liền từ 150 đến 300m, uy hiếp trực tiếp 11 hộ dân, mang theo hàng trăm mét khối cát bồi lấp Cảng cá Phường 6. UBND tỉnh đã vận động Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu đổ đá hộc làm kè tạm dài gần 300m, cao từ 2 đến 3m, kinh phí 1 tỉ đồng, để bảo vệ khu dân cư và bờ biển. Tuy nhiên, hiện nhiều đoạn kè đang bị cát bồi lấp, có nguy cơ tiếp tục sạt lở do thủy triều dâng cao, sóng lớn.

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm Kiểm soát Biên phòng Đà Rằng, Đồn Biên phòng Tuy Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh), cho biết: “Hiện cửa biển Đà Diễn rất phức tạp, sóng biển mang theo cát liên tục đắp vào bờ, trong khi không có lũ lớn đổ về từ thượng nguồn nên cửa biển bị dịch chuyển. Hiện tại, từ mép cửa biển đi ra biển cách khoảng 200m, độ sâu rất hạn chế, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy, tàu cá phải đi ban ngày, còn ban đêm không cách nào ra vào được, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm ăn của ngư dân”.

Trong khi đó, bờ kè dài hơn 150m bảo vệ Cảng cá Phường 6 được xây dựng kiên cố từ năm 1990, là nơi phục vụ nghề đánh bắt, vận chuyển hải sản, nhất là cá ngừ đại dương của ngư dân với sản lượng tiếp nhận qua cảng khoảng 3.000 tấn/năm. Tuy nhiên, ngoài bị cát bồi lấp nặng về phía đông và phía nam, kè đang bị sụt lún, nhiều trụ bê tông bong tróc, lòi cốt sắt ra ngoài. Sân cảng rộng hơn 500m2 đang tiếp tục bị bong lớp bê tông mặt, có đoạn nền bị nứt, lún thấp hơn mặt kè, gây khó khăn trong việc vận chuyển thủy sản và neo đậu của các tàu câu cá ngừ đại dương.

Theo đại úy Nguyễn Ngọc Ry, do tình hình thời tiết và không khí lạnh, nên khi thủy triều lên, sóng biển mang theo một lượng lớn cát tràn qua cảng cá. Trước tình hình trên, UBND TP Tuy Hòa đã cho sửa chữa tạm thời và nạo vét cát, trả lại mặt bằng cho cảng cá. Hiện Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu, đơn vị được UBND tỉnh giao nạo vét khơi thông cửa biển Đà Diễn đang làm các thủ tục cần thiết, tiếp tục triển khai nạo vét cửa biển vào năm 2016. Tuy nhiên, theo ngư dân, đây cũng chỉ là giải pháp cấp thiết, tạm thời. Về lâu dài, Nhà nước cần xây kè kiên cố dọc bờ biển phía nam và phía bắc thuộc phường 6 và phường Phú Đông; đồng thời sửa chữa, nâng cấp Cảng cá Phường 6. Trước mắt, nếu cửa biển Đà Diễn bị bồi lấp nặng, tàu thuyền không thể ra vào trong mùa biển mới sắp tới, các ngành liên quan và chính quyền địa phương cần phải bơm hút cát khơi thông.

“Cửa biển Đà Diễn mới được Nhà nước quan tâm nạo vét luồng lạch, nên tàu thuyền ra vào rất thuận lợi. Nhưng mùa mưa năm nay chưa có lũ, nên cửa biển không được “xé” ra, mực nước cạn, luồng lạch bị bồi lấp. Chúng tôi kiến nghị Nhà nước nghiên cứu xây dựng hệ thống đê, kè mang tính bền vững, lâu dài để cửa biển được ổn định, tàu thuyền của bà con ngư dân ra vào dễ dàng” - ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, nói.

Báo Phú Yên, 30/11/2015
Đăng ngày 30/11/2015
Phương Nam
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:48 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:48 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:48 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:48 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:48 26/04/2024