Cấp hộ chiếu cho cua Nga

Từ nay, hải sản Nga xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc sẽ phải kiểm tra nguồn gốc. Chính phủ Nga đã chỉ thị Cơ quan Thủy sản Liên bang cấp giấy chứng nhận cho tất cả các loại sản phẩm cua, ghẹ để xác nhận lô hàng có nguồn gốc hợp pháp. Điều này diễn ra trước khi Nga ký kết hiệp định song phương với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc về giấy chứng nhận bắt buộc cho hải sản xuất khẩu đến các nước này. Các chuyên gia khẳng định rằng việc cấp "hộ chiếu" cho tôm cua sẽ làm cho kim ngạch buôn lậu trên thị trường Châu Á-Thái Bình Dương giảm xuống.

cua Nga
©  CXS.hu

Hiện tại, quy định mới chỉ áp dụng cho cua, sản phẩm từ cua và nhím biển. Đó là những hải sản đặc biệt bị đánh bắt trộm nhiều nhất. Người đứng đầu bộ phận báo chí Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga Alexander Savelyev cho biết:

“Theo số liệu thống kê của Hải quan Liên bang Nga, năm ngoái Nhật Bản nhập 600 tấn cua Nga. Còn Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng cua Nga bán trên thị trường nội địa là 17.000 tấn. Tức là con số chênh nhau tới 30 lần. Đây chính là khối lượng buôn lậu thực tế. Trong khoảng năm rưỡi qua, đảo Hokkaido của Nhật Bản tràn đầy cua bất hợp pháp từ Nga.”

Vấn đề không chỉ là việc đánh bắt bất hợp pháp và không kiểm soát gây nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học biển. Hải sản nhập lậu trên thị trường dẫn đến việc phá giá, gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu chân chính, quan chức Cơ quan Thủy sản liên bang giải thích.

Những khách hàng chính châu Á như Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cần cam kết chỉ mua sản phẩm của Nga nếu như có giấy chứng nhận rằng hải sản được khai thác hợp pháp. Cơ quan thủy sản Nga cấp cho các nhà xuất khẩu giấy chứng nhận nguồn gốc đánh bắt và gửi bản sao cho cơ quan tương ứng của nước nhập khẩu.

Giấy chứng nhận nguồn gốc từ lâu được Nga áp dụng với các nước châu Âu và trong thực tế đã chứng minh tính hiệu quả. Trong trường hợp không có văn bản xác nhận tính hợp pháp của việc đánh bắt, không thể tiêu thụ được tài nguyên sinh học Nga ở châu Âu. Nhờ vậy, nạn săn bắt trộm ở khu vực này gần như đã được giải quyết triệt để.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng hiệp định song phương giữa Nga và khách hàng châu Á là chưa đủ để xóa nạn đánh bắt hải sản bất hợp pháp. Bởi vì tất cả cua cá đánh bắt trộm trong lãnh hải Nga có thể được chuyên chở bằng tàu mang cờ các quốc gia không tham gia thỏa thuận. Do đó, điều quan trọng là các nước mua hải sản phải yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận nguồn gốc đánh bắt đối với tất cả các nước, chứ không chỉ đối với các nhà xuất khẩu Nga.

Theo vietnamese.ruvr.ru
Đăng ngày 24/08/2013
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:52 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 17:52 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 17:52 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 17:52 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 17:52 29/11/2024
Some text some message..