Đừng tận diệt cá đồng

Tại các chợ truyền thống, dù ở quê hay thành phố, người ta thường bán những con cá đầy ắp trứng trong bụng, hoặc những con cá nhỏ xíu bằng ngón tay em bé được bắt lên từ sông hồ, đồng ruộng. Có lẽ nhiều người thấy hình ảnh này là bình thường, nhưng nếu suy xét kỹ thì đây là một sự lãng phí nguồn cá đồng không nhỏ.

Đừng tận diệt cá đồng
Nguồn lợi cá đồng ngày càng cạn kiệt

Những con cá đang mang cả túi trứng trong mình, hay những chú cá con mới sinh ra được vài hôm chờ ngày trưởng thành đã bị con người tận diệt, nên khó mà sinh sôi nảy nở, phát triển trong tự nhiên. Do đó, cá đồng ngày càng khan hiếm, bị đẩy giá lên cao. Chẳng bù cho ngày xưa, cứ rải một tí cơm xuống sông hồ là thấy loại cá nổi lên mặt nước đớp mồi.

Hiện nay, để đủ lượng cá cung cấp cho người tiêu dùng, người ta nuôi cá tại các lồng bè bán tự nhiên... Nhưng nếu đem loại cá đồng nuôi và cá đồng tự nhiên lên bàn cân thì cá tự nhiên sẽ nhỉnh hơn rất nhiều về chất lượng: chắc thịt, thơm béo và giàu dinh dưỡng.

Được biết, ở nhiều nước trên thế giới, chính quyền quản lý nguồn lợi thủy hải sản rất chặt chẽ. Dù người đi câu hay đánh bắt đều phải có giấy phép hẳn hoi. Đánh bắt cá phải theo mùa, tránh mùa sinh sản, vì lúc ấy cá mẹ đẻ trứng với vô số con nhỏ sắp chào đời (một lượng cá tiêu chuẩn cung cấp thị trường trong tương lai). Khi bắt được cá đang mang trứng hay cá con thì phải thả về môi trường tự nhiên, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, thậm chí là ngồi tù.

Trong khi ở ta, Luật Thủy sản chưa có quy định rõ ràng về đánh bắt cá con, cá đang vào mùa sinh sản. Quốc hội cũng đã có nhiều cuộc bàn thảo chung quanh việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Do đó, người ta vẫn tùy tiện, thoải mái giăng lưới, câu, đổ đáy, đặt vó… bắt những chú cá đang mang trứng, cá còn bé tí. Không ai có ý thức thả chúng về tự nhiên, mà có con nào là thu hoạch con nấy để mang ra chợ bán hoặc làm nước mắm, nấu ăn, cho gà vịt dùng, lãng phí hơn nữa là đổ bỏ trên cạn cho cá chết khô (vì quá nhỏ ăn không được).

Đã đến lúc Nhà nước nên có những quy định khắt khe hơn trong việc đánh bắt thủy sản. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tác hại của việc tận diệt cá con, cá đang mang trứng là như thế nào. Gia đình, nhà trường nên giáo dục cho trẻ em biết yêu thiên nhiên, biết cân bằng sinh thái, sống có trách nhiệm với hiện tại và tương lai. Có như thế nguồn cá đồng tự nhiên mới lại dồi dào, đầy ắp trên sông suối ao hồ.

NNVN
Đăng ngày 28/05/2019
Nguyễn Hoàng Duy
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 01:31 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 01:31 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 01:31 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:31 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 01:31 24/04/2024