Góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở Khánh Hòa đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.

khai thác thủy sản
Ngư dân khai thác thủy sản ven bờ

Nguồn lợi cạn kiệt

Ông Võ Khắc Én - Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh có hơn 9.800 phương tiện đánh bắt thủy hải sản, trong đó có khoảng 12% số tàu thuyền đủ điều kiện khai thác xa bờ, còn hơn 8.500 tàu hoạt động ở vùng ven bờ và vùng lộng. Số lượng lớn tàu thuyền công suất nhỏ này đã khiến cho nguồn lợi thủy sản ven bờ trở nên suy kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và thu nhập của cộng đồng ngư dân.

Theo ông Phạm Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa), thời gian qua, do người dân khai thác quá mức nên nguồn lợi thủy sản trong đầm Nha Phu giảm một cách nhanh chóng, chỉ còn khoảng 20 - 25% so với trước đây. Đặc biệt, không ít người sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt như: khai thác bằng chất nổ, giã cào, lờ dây... khiến nguồn lợi bị tận diệt.

Các đầm, vịnh khác như: vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong hay đầm Thủy Triều, việc khai thác quá mức thủy sản bằng các phương tiện cấm đã trở thành vấn đề nan giải của các địa phương. Theo ông Nguyễn Tấn Sâm - Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa), thời gian qua, tại khu vực vịnh Vân Phong, nạn khai thác thủy sản bằng chất nổ, giã cào vẫn diễn ra, không chỉ gây kiệt quệ nguồn lợi thủy sản mà còn khiến đời sống của nhiều ngư dân vùng bãi ngang gặp khó khăn do thu nhập từ nghề biển giảm sút.

Đồng quản lý nghề cá ven bờ

Với thực trạng này, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ là cần thiết. Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD)” tỉnh được triển khai. Trong đó, hợp phần xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ được kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức, năng lực cho ngư dân địa phương để họ có thể đảm trách được các quyền lợi, nghĩa vụ trong việc duy trì lâu dài sinh kế của mình.

Theo bà Bùi Thảo Nguyên - Phó Trưởng Ban quản lý dự án CRSD tỉnh, sau hơn 1 năm triển khai, Ban quản lý dự án phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng được 10 mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ tại các địa phương. Trong đó, 2 mô hình ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa), 1 mô hình ở Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh) được triển khai thí điểm vào năm 2014; mới đây, thành lập thêm 8 mô hình mới ở các địa phương. Bước đầu, các mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức cho ngư dân nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường vùng biển; cung cấp thông tin giúp cơ quan chức năng có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm khi khai thác trên biển.

Ông Phạm Ngọc Khánh cho biết: “Mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ tại xã Ninh Ích với 3 tổ đồng quản lý tại các thôn ven biển. Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình đã mang lại tín hiệu tích cực. Trước hết là chuyển biến nhận thức bảo vệ nguồn lợi trong ngư trường của mình, việc sử dụng các ngư cụ cấm để khai thác dần được hạn chế. Ngư dân trong các tổ đã tăng thêm mối đoàn kết, hợp sức bảo vệ ngư trường”.

Đồng quản lý nghề cá là mô hình mới, ngư dân còn bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Ông Nguyễn Sanh - Tổ trưởng Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ thôn Ngọc Diêm (xã Ninh Ích) cho biết: “Trên cơ sở thỏa ước đồng quản lý, ngư dân chúng tôi khi khai thác sẽ tuân thủ kích cỡ mắt lưới, phương tiện, mùa vụ được Nhà nước và cộng đồng tự quản quy định. Đồng thời, với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, sẽ tuần tra, ngăn cản những tàu cá bên ngoài xâm nhập ngư trường để đánh bắt và phá hủy ngư cụ của ngư dân địa phương”. Theo ông Sanh, chỉ tính riêng thôn Ngọc Diêm có khoảng 60 - 70 thuyền máy, trong đó có khoảng 20 chiếc chuyên nghề lờ dây, khoảng 30 chiếc tham gia nghề cào sò. Từ khi tham gia tổ đồng quản lý, nhiều chủ phương tiện khai thác đã không sử dụng các phương tiện lờ dây, cào sò nữa.

“Mục tiêu của chúng tôi trong năm nay là gắn kết cộng động ngư dân bằng các thỏa ước tập thể, không để phát sinh nghề cấm trong khai thác thủy sản. Cụ thể, phấn đấu giảm khoảng 20% số lượng tàu thuyền hoạt động các nghề cấm và tiếp tục phấn đấu để giảm trong những năm tiếp theo” - bà Bùi Thảo Nguyên nói.

Báo Khánh Hòa, 26/10/2015
Đăng ngày 28/10/2015
Hải Lăng
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:58 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:58 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:58 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:58 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:58 29/11/2024
Some text some message..