Khoảng 1,6 triệu tấn thủy sản bị buôn lậu vào Trung Quốc hàng năm

Phát biểu tại Hội nghị Thủy sản Bền vững tổ chức ngày 31/10, tức 1 ngày trước khi diễn ra Triển lãm Thủy sản và Nghề cá Trung Quốc, ông Cui He, người đứng đầu Cappma, cho rằng khoảng 1,6 triệu trong tổng kim ngạch nhập khẩu qua con đường buôn lậu phạm pháp.

Khoảng 1,6 triệu tấn thủy sản bị buôn lậu vào Trung Quốc hàng năm
Theo Cappma khoảng 1,6 triệu tấn thủy sản bị buôn lậu vào Trung Quốc hàng năm

Tôm, từ Mỹ Latin và châu Á, là sản phẩm được buôn lậu chủ yếu vào Trung Quốc.

Khoảng 1 triệu tấn được buôn lậu vào Trung Quốc từ Việt Nam, ông Cui He ước tính. Đây là một thực tế mà ngành thủy sản đều biết rằng thủy sản được vận chuyển đến Hải Phòng, một cảng tại miền Bắc Việt Nam, sau đó được buôn lậu qua biên giới Trung Quốc, để tránh thuế nhập khẩu và thuế doanh thu. Ngoài ra, thủy sản cũng được nhập lậu vào Trung Quốc qua Hong Kong.

Theo ông Cui He, các tuyến vận chuyển mới đang được mở ra, như tôm từ Ấn Độ được buôn lậu vào Trung Quốc thông qua biên giới với khu tự trị Tân Cương tại Tây Bắc Trung Quốc.

Theo ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích tại Rabobank, nhập khẩu tôm hợp pháp của Trung Quốc trong năm 2016 là khoảng 750 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2015. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây, chỉ từ mức 150 triệu USD năm 2006, theo dữ liệu của Rabobank và FAO trình bày tại Groundfish Forum tổ chức gần đây tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

Theo Rabobank, ước tính có khoảng 1,5 tỷ USD giá trị mặt hàng tôm nhập khẩu vào Trung Quốc qua kênh không chính thức. chủ yếu thông qua Việt Nam. Vào đầu năm 2017, Undercurrent News cũng đưa tin rằng có khoảng 270.000 tấn tôm bị buôn lậu qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2016, có giá trị lên tới hơn 1 tỷ USD. Lượng tôm nhập khẩu chỉ tăng mạnh trong thời gian gần đây do thâm hụt cung – cầu tôm tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cung – cầu là do tiêu dùng tăng và các vấn đề dịch bệnh trong sản xuất tôm tại Trung Quốc. Tôm cỡ nhỏ được bán rộng rãi trên khắp thị trường Trung Quốc, một chỉ báo cho thấy nông dân buộc phải thu hoạch sớm do dịch bệnh bùng phát; trong khi đó, sản lượng tôm thẻ chân trắng trong mùa thu năm 2016 giảm 30 – 40% tại các khu vực sản xuất chính.

New Hope Liuhe, một nhà sản xuất thức ăn thủy sản lớn, thừa nhận rằng Trung Quốc đang thiếu khoảng 500.000 – 700.000 tấn tôm hàng năm. Thông tin này được đưa ra bởi giám đốc điều hành New Hope Liuhe là Li Fangyi trong ấn phẩm thương mại của Trung Quốc Fish First hồi cuối năm 2016.

Hợp pháp hóa ngành tôm “rất khó”

Hoạt động buôn lậu khiến hợp pháp hóa ngành tôm đối với các nhà nhập khẩu trở nên khó khăn hơn.

Trong Triển lãm Thủy sản Toàn cầu tại Brussels, Bỉ hồi đầu năm nay, một nhà nhập khẩu tôm lớn của Trung Quốc cho Undercurrent News biết rằng kinh doanh rất khó khăn do một lượng lớn tôm nhập lậu vào Trung Quốc và được bán ra thị trường với giá thấp.

Trong Triển lãm Thủy sản và Nghề cá tại Thanh Đảo hồi đầu tháng 11, thông tin này tiếp tục được xác nhận lại.

Các nước sản xuất tôm lớn – như Ecuador và Ấn Độ – nên ngừng buôn lậu tôm, theo một nhà nhập khẩu tôm hợp pháp Trung Quốc phát biểu. “Mọi người đều cho rằng chính phủ Trung Quốc nên hành động quyết liệt hơn. Nhưng không ai nói về những người sản xuất tôm Trung Quốc và xem họ nên làm gì”.

Gappingworld.com
Đăng ngày 23/11/2017
Undercurrent News
Thế giới

Gỡ khó trong kiểm soát cá tầm nhập khẩu

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và đang phối hợp, đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Cá tầm Việt Nam
• 07:00 18/05/2021

Siết chặt nhập khẩu cá tầm

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

• 10:57 25/02/2021

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Tôm hùm alaska
• 14:26 02/12/2019

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ

Theo tờ tin South China Morning Post, Trung Quốc đã tăng thuế bổ sung từ 25% lên 35% đối với cá hồi, cá tuyết, tôm hùm, mực và cá minh thái Alaska của Mỹ. Biện pháp áp đặt thuế mới nhất này được Trung Quốc đưa ra trong cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng với Mỹ, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2019. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ miễn thuế đối với nguyên liệu NK để chế biến và tái xuất.

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ
• 13:30 23/09/2019

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:54 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:54 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:54 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:54 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:54 19/04/2024