Nhận định nguyên nhân ngao chết hàng loạt ở thị xã Nghi Sơn

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có có kết quả phân tích các yếu tố về môi trường, dịch bệnh dẫn đến nguyên nhân ngao chết hàng loạt ở các phường Hải Ninh và Hải Châu (thị xã Nghi Sơn).

Khu vực nuôi ngao tại phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn)

Theo kết quả kiểm tra, thông tin của các hộ nuôi thì từ ngày 1-3 ngao của 5 hộ nuôi, tổng diện tích nuôi là 3,8 ha ở các phường Hải Ninh và Hải Châu bắt đầu có hiện tượng chết, diễn biến đến ngày 4-3 thì bắt đầu chết nhiều với tỷ lệ chết khoảng 20-25%. Trong đó, tại phường Hải Ninh có 4 hộ, diện tích 3,5 ha; phường Hải Châu có 1 hộ, diện tích 0,3 ha ngao chết.

Để xác định rõ nguyên nhân gây chết ngao, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành lấy mẫu ngao chết và nước gửi Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I xét nghiệm.


Cán bộ chuyên môn của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy mẫu ngao chết tại phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn)

Qua kết quả xét nghiệm các mẫu âm tính với vi khuẩn Vibrio, âm tính với bệnh Perkinsus sp (đây là bệnh phải công bố dịch); còn lại các chỉ tiêu môi trường gồm Amoni (N-NH3), Nitrit(N-NO2), Sulfua (H2S), COD, BOD đang đợi kết quả xét nghiệm.

Nhận định nguyên nhân hiện tượng ngao chết, theo phản ánh của người nuôi vào thời điểm trước khi ngao chết 1 ngày có hiện tượng nước màu đỏ, váng đỏ, đây có thể là hiện tượng tảo nở hoa, ngao bị độc tố của tảo gây chết ban đầu. Kết hợp với mật độ nuôi ngao tại đây rất cao, tại thời điểm kiểm tra là 2.000 con/m2 cao hơn gấp 6 lần (tiêu chuẩn thích hợp nhất là 250-300 con/ m2) là những nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng ngao chết tại phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn. Đến nay, ngày 9-3 sau khi được các ngành chuyên môn hướng dẫn các hộ nuôi ngao thực hiện vệ sinh bãi nuôi bằng bơm nước, san thưa mật độ thì tỷ lệ ngao chết đã giảm.


Ngao chết hàng loạt tại phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn)

Để khắc phục hiện tượng ngao chết và giảm thiểu thiệt hại cho các hộ, các đơn vị có liên quan đang tiếp tục phối hợp cùng UBND thị xã Nghi Sơn tổ chức thu gom ngao chết tiến hành tiêu hủy theo quy định, tránh gây ô nhiễm bãi nuôi ngao và môi trường xung quanh; hướng dẫn, tuyên truyền các hộ nuôi ngao thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật nuôi phù hợp với vùng nuôi. Khuyến cáo các hộ nuôi có ngao đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch để giảm thiệt hại; những hộ có ngao chưa đạt kích cỡ thương phẩm cần tăng cường chăm sóc, san thưa để duy trì mật độ thả thích hợp.

Cùng với đó vệ sinh bãi ngao hàng ngày thu gom rác, ngao chết mang ra khỏi vùng nuôi chôn lấp theo quy định; đặc biệt là các bãi ngao đang chết thực hiện vệ sinh bãi ngao bằng bơm nước.

Tạm dừng thả nuôi mới, chỉ được thả nuôi mới khi xử lý môi trường, cải tạo bãi nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho ngao sinh trưởng và phát triển; ngao giống được chọn từ cơ sở uy tín, sạch bệnh, có kiểm dịch theo quy định.

Tăng cường thông tin tuyên truyền cho các hộ nuôi biết tình hình ngao chết trên địa bàn và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của ngao nuôi, hàng ngày vệ sinh bãi nuôi (rác thải, ngao chết...); khuyến cáo người nuôi cần sử dụng con giống có nguồn gốc, có kiểm dịch theo quy định. Phân công cán bộ chuyên môn giám sát chặt chẽ tình hình nuôi ngao trên địa bàn để kịp thời cập nhật thông tin, đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời và thực hiện.

Báo Thanh Hoá
Đăng ngày 10/03/2021
Hải Đăng
Dịch bệnh

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:06 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:06 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:06 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:06 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:06 19/04/2024