Bệnh do virus herpes trên cá chép Việt Nam
Cyprinid Herpesvirus 3 (CyHV-3)
Cyrprinid herpesvirus 3 (CyHV-3) là nguyên nhân gây bệnh cực kỳ nguy hiểm trên cá koi và gây ra một mối đe dọa rất lớn đối với họ cá chép nói chung. Trong năm 2010 và 2011, tỷ lệ chết cao trên cá chép đã được báo cáo ở một trại sản xuất giống và một số ao ở miền Bắc Việt Nam.
Kỹ thuật PCR kép đã chứng minh rằng virus thuộc dòng di truyền (I ++ / II -) được mô tả trước đây ở Indonesia. Điều này cho thấy CyHV-3 là tác nhân gây bệnh dịch và là báo cáo đầu tiên của CyHV-3 ở Việt Nam.
Nguyên nhân
Cyprinid herpesvirus 3 (CyHV-3) là thành viên của họ Alloherpesviridae thuộc chi Cyprinivirus (Davison và cộng sự., 2013) và là tác nhân gây ra bệnh KHV gây thiệt hại nặng ở cá Koi và cá Chép (Hedrick và cộng sự, 2000; Gotesman và cộng sự, 2013).
Triệu chứng
Tháng 5 năm 2011, tỷ lệ tử vong cao xảy ra ở 7 ao ở huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La), cách trại sản xuất giống khoảng 150 km. Loài cá bị ảnh hưởng có nguồn gốc từ trại sản xuất giống Sơn La và dịch bệnh xảy ra đồng thời với sự thay đổi về thời tiết và nhiệt độ cao cùng với mưa lớn và sự thay đổi đột ngột về chất lượng nước. Các mô từ 16 con cá chép xuất phát từ 7 ao được lấy mẫu. Tất cả các mẫu cá đã được kiểm tra lâm sàng và dấu hiệu bất thường đã được ghi lại.Các dấu hiệu lâm sàng và sau khi chết của cá bao gồm hoại tử biểu bì, mắt lõm, da nhợt nhạt biến màu, tăng tiết chất nhầy, các nội quan như gan, thận bị viêm sưng (Hedrick et al., 2000).
Dấu hiệu lâm sàng trên một cá thể bị bệnh CyHV-3 từ trại sản xuất giống ở miền Bắc Việt Nam. A)Các khu vực hoại tử trên mang (mũi tên); B) Nội quan bị viêm sưng, nhiều dịch nhầy
Kỹ thuật PCR đã được áp dụng trên mỗi bộ của 41 bộ gen cho thấy sản phẩm khuyếch đại của virus là 409 bp, xác định đây là CyHV-3, trước nay chưa từng có ở Việt Nam.
Kết quả chẩn đoán PCR đối với CyHV-3. Sản phẩm khuếch đại là 409 bp. Những vạch từ 62-68 là cá chép, vạch 69 (mè trắng) và 70 ( trắm cỏ).
Cả hai vụ bùng phát xảy ra khi nắng nóng đột ngột chuyển sang mưa khi nhiệt độ nước khoảng trên 18 °C, điều này phù hợp với thực tế là virus gây ra bệnh ở nhiệt độ từ 15-28°C (Gotesman và cộng sự, 2013 ). Hơn nữa, có thể căng thẳng liên quan đến sự thay đổi đột ngột trong các thông số về nước đã góp phần vào sự bùng phát CyHV-3. Tình trạng dịch bệnh bùng phát sau những thay đổi về điều kiện nước vào đầu mùa mưa trước đây đã được báo cáo trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam (Pucher và cộng sự., 2013). Mặc dù không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận trên cá trắm cỏ và cá mè trắng nhưng virus có thể được phát hiện từ cá thuộc cả hai loài này. Điều này cho thấy rằng những con cá này có thể hoạt động như trung gian mang mầm bệnh (Kempter và cộng sự, 2012).
PCR kép xác định nguồn gốc di truyền của CyHV-3. Các vạch 168 và 278 bp tương ứng tương ứng với dòng châu Á (KHV-TP 30 có xuất xứ từ Đài Loan) và dòng châu Âu (xuất xứ từ Áo). Samp 1 và Samp 2: Các mẫu từ các cơ quan cá chép, -veco: đối chứng âm, Pos co: đối chứng dương, Mar: marker phân tử.
Các trại sản xuất giống ở nông thôn thường không tiến hành kiểm dịch các loài cá mới được đưa vào và thiếu các công cụ chẩn đoán; có thể góp phần làm bệnh lây lan nhanh hơn. Kỹ thuận PCR kép cho marker I và marker II tạo ra hai vạch 168bp và 278 bp, tương ứng với dòng châu Á ( I ++) và dòng châu Âu (II). Mẫu gen I ++ / II đã được báo cáo trước đây từ các dòng ở Indonesia và mô tả một dòng di truyền trung gian mới (Sunarto và cộng sự, 2011). Trong tương lai, kết quả này sẽ rất có ích khi nghiên cứu các dòng CyHV-3 ở Việt Nam.
Phân bố
Trong khi CyHV-3 thường được phát hiện gây hại trên cá chép, chúng cũng có thể lây nhiễm sang các loài khác bao gồm các thành viên của chi Ancistrus.
Ở Việt Nam, không có dấu hiệu nhiễm CyHV-3 trong các mẫu cá chép và cá nuôi khác nhau được thu thập từ giữa những năm 2004 và 2007, cho thấy nước ta không có CyHV-3 (Lio-Po, 2011). Khi nghiên cứu ở tỉnh Sơn La, nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở quy mô nhỏ (Steinbronn, 2009) nhằm cung cấp cá bột và cá giống có nguồn gốc từ một trại sản xuất giống ở thành phố Sơn La. Hoạt động nuôi trong các ao đất nhằm mục cung cấp cho các thị trường địa phương. Thường nuôi ghép cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella như là loài chính cùng với cá chép, mè hoa, cá trôi hoặc cá rô phi (Steinbronn, 2009; Pucher và cộng sự, 2013). Trong năm 2010 và 2011, tỷ lệ chết của cá chép ở một trại sản xuất giống và một số ao nuôi ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu xuất hiện.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học trình bày kết quả từ cuộc điều tra về nguyên nhân của sự tử vong này và báo cáo về tỷ lệ nhiễm CyHV-3 lần đầu tiên được biết đến ở Việt Nam.
Kể từ đầu mùa mưa từ tháng 3 năm 2010, những con cá chép ở ao nuôi tại thành phố Sơn La, miền Bắc Việt Nam ở nhiệt độ từ 18°C đến 25°C bắt đầu xảy ra những đợt bệnh tật và chết với số lượng lớn. Tuy nhiên, đến tháng 4 năm 2010, khoảng 25% cá trưởng thành bị chết. Đáng chú ý, cá thuộc các loài khác trong cùng một cơ sở không có dấu hiệu bệnh tật.
Phòng trị
Báo cáo trên là công bố đầu tiên về sự xuất hiện của CyHV-3 trên họ cá Chép ở Việt Nam, đây một mối đe dọa không nhỏ đối với họa động sản xuất cá chép thương phẩm nói chung và cá Koi nói riêng. Một nghiên cứu sơ khai cho các hoạt động tiếp theo nhằm có biện pháp đối với với tác nhân trên.