Điều tra tình hình và kinh nghiệm nuôi Ba Ba tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tác giả:

Võ Thuyết Huy, 2011.

Ngày đăng: 30-10-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Điều tra tình hình và kinh nghiệm nuôi Ba Ba tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.52MB | 1218 | 49 | sutu86

Đề tài này được thục hiện tại 5 tỉnh: Đồng tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011, nhằm điều tra tình hình và kinh nghiệm nuôi ba ba tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long góp phần làm cợ sở khoa học xây dụng quy trình nuôi ba ba để đạt được hiệu quả cao.

Mô hình nuôi ba ba chủ yếu có hai loại mô hình nuôi: Mô hình nuôi trong bể, mô hình nuôi ba ba ba bằng tôn xi măng. Mùa Vụ nuôi và thả giống quanh năm nhưng phần lớn nuôi nhiều nhất là tháng 3-4 nhăm tận dụng sức tăng trưởng tối đa trong năm. Kích cỡ thả giống rất đa dạng (3,2-7cm), khối lượng (4-70 g/con). Mật độ nuôi trung bình cho năng suất và lợi nhuận cao 7-9 con/m2. Nguồn thức ăn 100% là cá tạp trong suốt quá trình nuôi như (cá, tép, cua, ốc,. . .) cá tạp được rửa sạch và xử lý lại bằng nước muối chiếm 60.5%, sử dụng cối xay cá để xay nhuyễn cá tạp, sau đó trộn thêm một số phụ phẩm như là cám, tấm, rau xanh, Vitanlin C, hoặc men tiêu hóa vào trong khẩu phần ăn của ba ba, định kì khoảng 3-4 tháng nuôi xổ giun sán cho ba ba để ba ba được tăng trưởng tốt. Cách cho ba ba ăn tập trung tại sàn ăn nhằm để kiểm tra lượng thức ăn dư thừa hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước làm xuất hiện mầm bệnh. Qua điều tra cho thấy 100% số hộ nuôi ba ba điều bị nhiễm bệnh, trong đó đa phần la bệnh ghẻ chiếm tỉ lệ 49,3%, bệnh nấm thủy mo chiếm tỉ lệ 32,8%, bệnh xuất huyết 13,4%, bệnh đuờng ruột chiếm ti lệ thấp nhất 4,5%. Thời gian nuôi ba ba kéo dài 18-26 tháng để ba ba đạt kích cỡ thương phẩm cao mang lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi.

Phần mềm dùng để mở tài liệu + hướng dẫn mở
http://www.mediafire.com/?acnufa4f4us5881

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm