Tiêu dùng thủy hải sản của hộ gia đình ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam
Tác giả:
Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011
Ngày đăng: 29-11-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.38MB | 1361 | 10 | ltxuyen2010
Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng và xu hướng tiêu thụ thuỷ sản của các hộ gia đình tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi đứng đầu về cung cấp và tiêu thụ thủy hải sản của Việt Nam. Quy mô hộ gia đình trung bình là 4,5 người với mức tiêu dùng các loại thủy hải sản bình quân 55,9 kg/người/năm, trong đó 95,7% được mua ngoài. Người dân nông thôn có mức tiêu dùng thủy hải sản nhiều hơn ở thành thị, trong khi người dân vùng nội đồng tiêu dùng nhiều hơn ở ven biển. Người Chăm có mức tiêu dùng thủy sản/người/năm cao hơn các dân tộc khác và thấp nhất là người Khơmer. Trong tổng lượng thủy hải sản thực phẩm có trên 90% được tiêu dùng ở dạng tươi sống và 71,5% là các loài thủy sản nước ngọt. Những yếu tố cùng lúc ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người ở mức ý nghĩa α = 5% gồm: (i) Nhóm dân tộc; (ii) Số người trong gia đình; (iii) Số ngày mua thủy sản nước ngọt (TSNN) tươi sống/lần; (iv) Chất lượng TSNN tươi sống; (v) Giá TSNN tươi sống và (vi) Tỷ lệ lượng TSNN mua/Tổng lượng thủy hải sản tiêu dùng. Ngoài ra, lượng thịt heo tiêu dùng cũng có ảnh hưởng ở mức α = 10%. Khó khăn chủ yếu trong tiêu dùng thủy hải sản là giá cả ngày càng tăng và chất lượng chưa được đảm bảo. Người tiêu dùng mong muốn có mức giá hợp lý và ổn định hơn cũng như có sự cải thiện về công tác quản lý chất lượng thủy hải sản.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."