Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn của cá chình bông Anguilla Marmorata Quoy & Gaimard, 1824 giai đoạn 25-100g tại Trà Vinh”

Tác giả:

Ths. Dương Hoàng Oanh

Ngày đăng: 07-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn của cá chình bông Anguilla Marmorata Quoy & Gaimard, 1824 giai đoạn 25-100g tại Trà Vinh”
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.434MB | 1621 | 39 | duynhut
Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn và  độ mặn đến sinh trưởng và tỉ lệ phân đàn của cá Chình Bông nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của cá, phục vụ cho quá trình ương  nuôi  cá  Chình  đang  ngày  càng  phát  triển  ở  địa  phương.  Thí  nghiệm  về  thức  ăn được bố  trí 3 loại thức ăn khác nhau bao gồm thức ăn trùn quế  (NT1); thức ăn cá rô phi (NT2); thức ăn cá tạp (NT3). Thí nghiệm về độ mặn đươc bố trí 4 mức độ mặn khác nhau 2bao gồm nước ngọt (nước sông) 2-3‰ (NT1); Độ  mặn 5‰ (NT2); Độ  mặn 10‰ (NT3); Độ  mặn 15‰ (NT4). Kết quả  nghiên cứu sau 7 tháng  nuôi cho thấy,  ở nghiệm thức cá Chình ăn trùn quế cho tốc độ tăng tưởng về khối lượng và chiều dài cao nhất (129,38g và  36,59cm)  và  tỷ  lệ  phân  đàn  thấp  nhất  (17,80%  và  4,12%).  Về  các  nghiệm  thức  độ mặn, nghiệm thức có độ mặn 10‰ cá đạt khối và chiều dài cao nhất sau 6 tháng nuôi (146,80g và 35,35cm) nhưng có tỷ lệ phân đàn cũng lớn nhất (45,98% và 14,03%).

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm