Khảo sát thành phần và số lượng tảo trong ao nuôi tôm sú thâm canh kêt hợp với cá rô phi

Tác giả:

Nguyễn Thị Thanh Thảo và ctv, 2006

Ngày đăng: 09-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Khảo sát thành phần và số lượng tảo trong ao nuôi tôm sú thâm canh kêt hợp với cá rô phi
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.388MB | 2082 | 40 | duynhut
Nghiên cứu biến động thành phần và số lượng phiêu sinh thực vật trong các mô hình nuôi Tôm sú kết hợp với cá Rô phi được tiến hành tại Tỉnh Sóc Trăng từ tháng 5/2004 đến tháng 02 nuôi tôm đơn (mật độ 35 con/m2); (2) /2005 với 3 mô hình nuôi: (1)   nuôi chung Tôm sú với cá Rô phi (mật độ cá 0,1 con/m2); (3) nuôi Tôm sú với cá Rô phi trong lồng lưới với diện tích lồng bằng 1/50 diện tích ao (mật độ cá 10 con/m2 lồng). Thức ăn công nghiệp CP được sử dụng cho tôm ăn trong quá trình thí nghiệm. Kết quả đã phát hiện 97 loài tảo, trong đó có 41 loài thuộc ngành tảo khuê, 12 loài thuộc ngành tảo lục, 15 loài thuộc ngành tảo lam, 9 loài thuộc ngành tảo giáp và 20 loài thuộc ngành tảo mắt. Đa số các giống loài phiêu sinh thực vật có nguồn gốc nước ngọt và thành phần loài trong ao nuôi tôm thâm canh thấp dần từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi. Tảo khuê và tảo lục chiếm thành phần chủ yếu trong ao nuôi tôm kết hợp với cá Rô phi, ngược lại, tảo lam là thành phần chủyếu trongao nuôi tôm đơn.Chu kỳ phát triển của các nhóm tảo kế tiếp nhau trong ao nuôi tôm thâm canh lần lượt là tảo khuê, tảo lục và tảo lam. Mô hình nuôi ghép Tôm sú với cá Rô phi bước đầu cho kết quả tốt hơn về chất lượng nước so với nuôi đơn, các yếu tố thủy lý hoá ổn định và sự phát triển của tảo thích hợp
cho sinh trưởng của tôm nuôi.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm