Đánh giá về việc sử dụng các nguồn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong bè ở An Giang
Tác giả:
Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2006
Ngày đăng: 10-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.308MB | 1912 | 27 | duynhut
Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2004 đến tháng 4/2005 nhằm đánh giá việc sử dụng các nguồn nguyên liệu làm thức ăn tự chế nuôi cá tra bè, góp phần đưa ra biện pháp giảm giá thành nuôi và từng bước cải thiện qui trình kỹ thuật nuôi cá tra. Thực hiện điều tra 60 hộ nuôi cá tra bè và khảo sát trên 10 bè cá ở vùng nuôi truyền thống (Châu Đốc) và vùng nuôi mới (Long Xuyên) về các yếu tố kỹ thuật nuôi, nguyên liệu phối chế thức ăn, sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi. Kết quả cho thấy cám và cá tạp là hai thành phần chủ yếu trong phối chế thức ăn nuôi cá tra. Cá tạp được sử dụng ở các hộ nuôi như là nguồn cung cấp đạm chủyếu trong thức ăn, hàm lượng đạm của cá tạp biến động từ 44,1-69,2 %. Ở vùng nuôi truyền thống hàm lượng chất đạm trong thức ăn thấp (17,9-20,6%). Trong khi ởvùng nuôi mới, hàm lượng đạm trong thức ăn cao đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn phát triển của cá (22,2%-29,9%). Chất lượng thịt cá thương phẩm, sinh trưởng và hệ số thức ăn của cá nuôi bè ở vùng nuôi mới tốt hơn so với vùng nuôi truyền thống. Do đó, hiệu quả nuôi cá tra trong bè ở vùng nuôi truyền thống cao hơn vùng nuôi mới.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."