Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) thâm canh trong ao đất tại tỉnh Long An
Tác giả:
Dương Nhựt Long và ctv, 2006
Ngày đăng: 31-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.318MB | 1914 | 25 | duynhut
Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá nước ngọt địa phương và kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm xác lập cơ sở khoa học để xây dựng qui trình công nghệ nuôi thương phẩm cá Rô đồng, thực nghiệm nuôi cá trong ao đất với 2 nghiệm thức mật độ khác nhau (30 và 40 con/m2) được thực hiện tại Long An từ tháng 7/2004 đến 7/2005. Thực nghiệm nuôi cho thấy các yếu tố môi trường như nhiệt độ (29.0–30.50C), pH (4.88–8.13), độ trong (18.8–31.0 cm), oxy (4.75–6.25 mg/L), ammonium (0.26–1.75 mg/L), nitric (0.02–0.11 mg/L), P-PO43-(0.17–1.39 mg/L), COD (12.2–20.5 mg/L), H2S (0.02–0.21 mg/L) không gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của cá Rô đồng trong ao nuôi. Sau chu kỳ nuôi 6 tháng, trọng lượng bình quân của cá nuôi ở nghiệm thức I (49,7±6.1 g/con) lớn hơn so với cá nuôi ở nghiệm thức II (46±9.4g/con). Tăng trọng bình quân của cá nuôi ở nghiệm thức I đạt 0.28±0.1g/ngày và ở nghiệm thức II là 0.25±0.08 g/ngày. Năng suất cá ở nghiệm thức I (10.490 kg/ha) thấp hơn so với ở nghiệm thức II (12.640 kg/ha) nhưng lợi nhuận mang lại (42.190.000 đồng/ha) cao hơn so với nghiệm thức II (31.260.000 đồng/ha). Nuôi thâm canh cá Rô đồng bằng giống sinh sản nhân tạo với mật độ30 con/m2 đã đạt chất lượng tốt, hệ thống nuôi đạt hiệu quả và góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ vùng nông thôn tỉnh Long An
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."