Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất tại tỉnh Long An

Tác giả:

Dương Nhựt Long và ctv, 2006

Ngày đăng: 08-07-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (<i>Macrobrachium rosenbergii<i>) trong ao đất tại tỉnh Long An
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.304MB | 1260 | 26 | duynhut
Mô hình nuôi Tôm càng xanh thâm canh được thực nghiệm trong 7 ao đất có tổng diện tích là 33.200m2, mật độ thả 40 Pl/m2 tại tỉnh Long An năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về môi trường nước như nhiệt độ (28 – 30,50C), pH (7,2 – 7,8), độ trong (29 – 40 cm) và oxy (4,7 – 6.0 mg/L), ammonium (0,1 – 0,6 mg/L), P-PO43- (0,05 – 0,04 mg/L), COD (6,9 – 29,4 mg/L), H2S (0,02 – 0,04 mg/L) cùng các loại thức ăn tự nhiên không ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của Tôm càng xanh. Sau chu kỳ nuôi 6 tháng, trọng lượng bình quân của tôm nuôi đạt bình quân 35,5 g/con, dao động 25-95 g/con. Tỉ lệ sống ở các ao nuôi dao động từ 16,8 – 26,3%. Năng suất tôm dao động từ 1.600 – 3.364 kg/ha, hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi đạt khá cao dao động từ 32.642.857 - 82.818.182 đồng /ha. Tỉ suất lợi nhuận dao động từ 28 – 62%. Mô hình nuôi Tôm càng xanh thâm canh trong ao đất với mật độ 40 PL/m2 bước đầu cho thấy là mô hình nuôi có hiệu quả, có thể tiếp tục thử nghiệm trong thực tế nhằm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL trong tương lai. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm