Phân tích các khía cạnh kỹ thuật kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh rải vụ ở Sóc Trăng

Tác giả:

Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2008

Ngày đăng: 29-09-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Phân tích các khía cạnh kỹ thuật kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú (<i>Penaeus monodon<i>) thâm canh rải vụ ở Sóc Trăng
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.293MB | 1623 | 13 | duynhut
Nuôi tôm nước lợ là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi sú (Penaeus monodon) thâm canh rãi vụ nhằm đề xuất lịch thời vụ hợp lý để qua đó cải thiện hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến 10 năm 2007 trên hai mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh. Số liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan ban ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 80 hộcho mỗi mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm hộ thả giống vào tháng 3 có năng suất trung bình là 2.641 kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 121 triệu đồng/ha/vụvà tỉ lệ hộ lỗ5,9%. Trong khi đó nhóm hộ thả vào tháng 7 và 8 có năng suất trung bình 1.461 kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 39 triệu đồng/ha/vụvà tỉ lệ hộ lỗ45%. Kết quả này cho thấy thả tôm nuôi vào tháng 3 cho kết quả tốt hơn thả vào tháng 7 và 8. Ba nhóm khó khăn lớn nhất trong nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh là bệnh, thiếu vốn hay lãi suất vay cao và chất lượng con giống không ổn định và ít được kiểm dịch. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm