Ảnh hưởng của kích dục tố đến sự rụng trứng cá chạch sông (Macrognathus siamensis)

Tác giả:

Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Quốc Đạt, 2008

Ngày đăng: 15-10-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Ảnh hưởng của kích dục tố đến sự rụng trứng cá chạch sông (<i>Macrognathus siamensis<i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.247MB | 2445 | 46 | duynhut
Nghiên cứu kích thích sinh sản cá chạch (Macrognathus siam ensis) bằng các loại kích dục tốvà biện pháp ương nuôi cá bột lên cá hương được thực hiện tại Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ nhằm chủ động nguồn giống, đáp ứng nhu cầu ương nuôi cá thịt. Kết quảcho thấy sức sinh sản tương đối (70,51±23,3; 68,82±21,19 và 62,89±8,47 trứng/g) và tỉlệnởcủa trứng (56,4±3,12; 55,3±4,54 và 56,2±2,74%) giữa 3 liều HCG là 1500, 2000 và 2500 UI/kg khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Tuy nhiên, cá ở nghiệm thức 1500 UI có tỉ lệ trứng thụ tinh cao hơn đáng kể(p<0,05) so với các nghiệm thức 2000 và 2500 UI (lần lượt là 83,93±1,27%, 81,00±3,8 và 77,80±1,9%). Tỉ lện ở của cá bột ở 3 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Đối với LH-RHa kết hợp với motilium, cá được kích thích ở liều 50µg/kg có các chỉ tiêu sinh sản cao hơn (sức sinh sản tương đối: 64,43±9,92 trứng/g, tỉ lệ thụ tinh: 80,83±5,787% và tỉ lệ nở: 61,33±1,65%). Thời gian phát triển phôi là 142 giờ ở nhiệt độ28oC. Kết quả ương nuôi cho thấy ấu trùng cá mới nở cần có giá thể để bám và lẩn trốn. Trong ba loại giá thể sử dụng để ương cá là đáy bùn, xơ ny lon và ống nhựa PVC thì cá ương với xơ ny lon cho kết quả cao nhất (tỉ lệ sống: 82,83±7,16%, chiều dài cá 55,26±2.06 mm và khối lượng cá 830±0,08 mg). Kết quả ương nuôi cá với giá thể xơ ny lon ở ba mật độ khác nhau (100, 200 và 300 con/m2) cho thấy có sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ sống giữa ba nghiệm thức. Tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức 100 con/m2 cao nhất (dài cá: 57,21±1,14 mm/con, khối lượng: 930± 0,059 mg/con và tỉ lệ sống trung bình 96,97%). 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm