Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở huyện Phú Tân - tỉnh Cà Mau.
Lý Văn Thoáng
Qua khảo sát, đa số hộ nuôi tôm ở Phú Tân dựa vào kinh nghiệm tích lũy qua thời gian nuôi thực tiễn (45%), tham gia các lớp tập huấn 30% và 25% còn lại là trình độ trung cấp nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất nuôi tôm công nghiệp trung bình ở huyện Phú Tân là 2.685 ± 804,77m2. Mật độ thả giống trung bình từ 66,3 ± 12,3 con/m2, cao nhất là 90 con/m2 và thấp nhất là 50 con/m2.
Có đến 15 trong tổng số 20 hộ nuôi tôm có tôm mắc bệnh trong quá trình nuôi, chiếm 75%. Có 3 nhóm tác nhân gây bệnh chính trên tôm là nhóm do virius, nhóm do vi khuẩn và nhóm do môi trường gây ra. Các bệnh gây hậu quả nghiêm trọng là bệnh đốm trắng và bệnh gan tụy với tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau là 15%. Khi tôm bị mắc 2 bệnh này thì tỉ lệ thua lỗ gần như là 80-100%.
Trong quá trình nuôi tôm, có 100% hộ sử dụng vôi để cải tạo ao, tất cả hộ nuôi tôm đều có dùng các loại vitamin và khoáng để bổ sung vào thức ăn cho tôm. Bên cạnh đó các hộ nuôi còn bổ sung các loại thuốc, men tiêu hóa vào thức ăn để phòng và trị các bệnh về gan và đường ruột.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."