Nghiên cứu khả năng tiết kiệm thức ăn đến hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc

Tác giả:

Nguyễn Thành Nhân

Ngày đăng: 21-05-2017
Đóng góp bởi: Nguyễn Hữu Lộc
Nghiên cứu khả năng tiết kiệm thức ăn đến hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1.3MB | 2791 | 233 | nhloc

Đề tài “Nghiên cứu khả năng tiết kiệm thức ăn đến hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc” được thực hiện tại trại thực nghiệm giáp xác (TRIG) thuộc khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014. Thí nghiệm được bố trí trên 18 bể với thể tích 500L/bể và cấp thể tích nước là 250L, mật độ 200 con/m3 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, tôm nuôi trong 60 ngày và sử dụng thức ăn 42% protein thô cho ăn với các liều lượng là 60%, 80% và 100% ở cả hai nghiệm thức, ở nghiệm thức bổ sung bột gạo thì bổ sung carbohydrate (bột gạo) theo lượng thức ăn với tỉ lệ C:N là 15:1.

Các chỉ tiêu môi trường: Độ kiềm, độ đục, TSS, VSS, TAN ở các nghiệm thức có bổ sung bột gạo đều cao hơn so với các nghiệm thức đối chứng và nằm trong khoảng thích hợp cho tôm, chỉ có hàm lượng Nitrite (NO2-) ở các nghiệm thức đối chứng tăng cao hơn so với bổ sung bột gạo. Mật độ vi khuẩn tổng có xu hướng tăng dần về cuối thì nghiệm trong khi mật độ vi khuẩn Vibrio giảm. Ở nghiệm thức 80BG đạt tăng trưởng khối lượng (12,54g) và năng suất (1,96 kg/m3) cao nhất trong tất cả các nghiệm thức. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, việc cho ăn với lượng thức ăn giảm còn 80% kết hợp với bổ sung bột gạo theo lượng thức ăn cho tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng, năng suất cao hơn so với các nghiệm thức khác và các chỉ tiêu môi trường phù hợp.

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm