Ảnh hưởng của bổ sung vitamin C vào thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Tác giả:

Trần Thị Thanh Hiền

Ngày đăng: 17-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Ảnh hưởng của bổ sung vitamin C vào thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 3.32MB | 3030 | 85 | hieuqt

Nghiên cứu của việc bổ sung vitamin C (L – Ascorbyl 2 monophosphate- AMP) vào thức ăn lên ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được thực hiện theo mô hình nước xanh cải tiến trên bể nhựa 25 lít. Ấu trùng tôm được ương thử nghiệm với năm nghiệm thức thức ăn bổ sung các vitamin C (loại - Ascorbyl 2 monophosphate), là 0, 200, 500, 1000 và 2000 mg/kg thức ăn.

Kết quả cho thấy tỉ lệ sống và biến thái của ấu trùng gia tăng khi hàm lượng vitamin C trong thức ăn tăng lên. Tôm được ăn thức ăn có chứa 2000 mg vitamin C/kg thức ăn cho tỷ lệ sống và số lượng hậu ấu trùng (PL) cao nhất (78,9 % và 39,4 PL/l).

Tuy nhiên không có sự khác biệt có nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05), ngoại trừ nghiệm thức không có bổ sung vitamin C. Kích thước của hậu ấu trùng đạt 0,86 – 0,89 cm và không có sự khác biệt giữa tất cả các nghiệm thức (P>0,05).

Khả năng chịu đựng của hậu ấu trùng cho thức ăn ăn có bổ sung vitamin C được cải thiện khi gây sốc với nước mặn (65‰) hoặc cảm nhiễm vói vi khuẩn (Aeromonas hydrophila). Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy hàm lượng vitamin C cần bổ sung vào thức ăn ương ấu trùng tôm càng xanh là 200 mg/kg thức ăn.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm