Ảnh hưởng của đầu tư dinh dưỡng và thức ăn lên năng suất cá trong hệ thống canh tác lúa-cá

Tác giả:

Cao Quốc Nam, Đặng Kiều Nhân, Nguyễn Văn Nhật, Nguyễn Thanh Bình Trần, Dương Xuân Vĩnh, Huỳnh Cẩn Linh, LêThành Đương

Ngày đăng: 17-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Ảnh hưởng của đầu tư dinh dưỡng và thức ăn lên năng suất cá trong hệ thống canh tác lúa-cá
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 3.71MB | 2495 | 29 | hieuqt

Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá sự thay đổi năng suất cá và lúa, và môi trường nước trong ruộng lúa cao sản khi nuôi cá bán thâm canh, ở vụ Đông Xuân 2002 – 2003 tại nông trường Cờ Đỏ. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: nhân tố thứ nhất là đầu tư dinh dưỡng: (1) không đầu tư: (2) mức trung bình (2.17 kg DAP/ha mương/ngày cộng thức ăn (2,5 trọng lượng thân) và chất thải của 11 con heo/ha mương/ngày; và (3) mức cao (số lượng gấp đôi mức trung bình), nhân tố thứ hai là mật độ cá thả cá: 0,5 và 1,5 con/m2 mương ruộng với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, với các mức đầu tư dinh dưỡng và mật độ thả như trên chưa gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lúa.

Tổng năng suất của các loài cá sau 78 ngày nuôi là 139 kh/ha và 122 kg/ha ở hai mức đầu tư dinh dưỡng cao và trung bình, tương ứng và cao hơn so với ở mức không đầu tư là 69 kg/ha (P<0,05).

Tổng năng suất của các loài cá giữa 2 mật độ thả không khác biệt (P>0,05) do tốc độ tăng trưởng và kích cỡ lúc thu hoạch của mè vinh, chép và trê vàng lai tăng cao ở mật độ thấp (P<0,05).

Ngoài ra năng suất của mè vinh và rô đồng tăng lên ở trường hợp mật độ cá thả và mức dinh dưỡng cao nhất (P<0,05). Tuy nhiên, mức đầu tư dinh dưỡng trung bình và mật độ cá thả thưa cho hiểu quả cao nhất.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm