Ứng dụng Ozone xử lý nước và vi khuẩn Vibrio spp. trong bể ương ấu trùng tôm sú
Tạ Văn Phương
Đề tài được thực hiện nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng ozon trong xử lý nước và ương nuôi ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Vật liệu tiến hành thí nghiệm gồm máy Ozon 5g/h, bể 60 lít, nước dùng để ương tôm có độ mặn 30‰. Ozon được sục vào bể thông qua máy Venturi.
Ba thí nghiệm được bố trí với 3 lần lặp lại là: Thí nghiệm 1: Thăm dò thời gian và nồng độ Ozon hòa tan trong nước đồng thời theo dõi sự biến động một số các yếu tố môi trường. Thí-nghiệm 2: So sánh khả năng xử lý nước bằng Ozon và chlorine. Thí nghiệm-3: Xác định khả năng diệt khuẩn của Ozon trên ấu trùng tôm sú.
Kết quả cho thấy hàm lượng ozon hòa tan tăng dần theo thời gian sục khí, trong điều kiện thí nghiệm tỉ lệ tăng hàm lượng ozon hòa tan theo thời gian sục khí là 0,0071 ppm/phút. Một số chỉ tiêu môi trường được cải thiện đáng kể sau khi xử lý bằng ozon. Ở nồng độ 0,305 ppm thì hiệu suất diệt khuẩn 99,97% và làm kết tủa hoàn toàn sắt, nồng độ 0,175ppm thì loại hết NO2 và làm giảm 57% lượng H2S ở nồng độ 0,37ppm.
Ozon hoàn toàn có thể thay thế chlorine trong việc xử lý nước trước khi ương nuôi ấu trùng tôm biển. Ở nồng độ 0,255ppm, ozone có thể thay thế chlorine để diệt 100% vi khuẩn vibrio và 98- 99,8% tổng vi khuẩn. Chất lượng nước không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."