Kĩ thuật nuôi cá lóc thương phẩm
Kĩ sư Giang Duy Nhứt
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của đa số cộng đồng cư dân.
Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển và hợp tác rất lớn về lĩnh vực thủy hải sản, chúng ta được sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là “rừng vàng, biển bạc” để phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc nuôi tôm sú, cua biển và tôm càng xanh, từ năm 2009 đến nay, phong trào nuôi cá lóc theo hình thức thâm canh ở huyện Trà Cú (Trà Vinh) phát triển rất mạnh; bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại các xã như Định An, Đại An, thị trấn Định An và Ngọc Biên. Trong các loài cá lóc thì cá lóc đầu nhím là loài có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Thêm vào đó cá có chất lượng thơm ngon, giá bán cao nên ngày càng được người nuôi thủy sản ưa chuộng.
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi một cách tự phát không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nước tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi. Trong đó, vấn đề thường gặp nhất trong mô hình nuôi cá lóc dẫn đến thất bại là dịch bệnh xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn gây hại, các loại ngoại ký sinh như: trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh và tình trạng cá nuôi bị gù lưng trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi đến khi thu hoạch gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Vì thế chuyên đề “Kĩ thuật nuôi cá lóc thương phẩm” sẽ giúp nắm rõ hơn về quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc; giúp địa phương quy hoạch cụ thể vùng nuôi để xây dựng hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu nguồn nước.
"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."