Nhật Bản: Nghiên cứu di truyền có thể giúp trữ lượng cá ngừ phục hồi

Tổ chức Xúc tiến Thủy sản có trách nhiệm cá ngừ (OPRT) đã phỏng vấn một chuyên gia về cá ngừ vây xanh về các nghiên cứu được thực hiện trên loài này. Trong bài viết "nghiên cứu di truyền trên cá ngừ vây xanh đang trong quá trình ổn định", Tiến sĩ Motohiko Sano, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hệ gien thuỷ sản, Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy sản quốc gia, Cơ quan Nghiên cứu Thủy sản Nhật Bản, đã cho biết nghiên cứu di truyền có thể giúp giảm sức ép đối với trữ lượng cá ngừ tự nhiên như thế nào.

Cá ngừ vây xanh (Ảnh: Internet)

Cá ngừ vây xanh (Ảnh: Internet)

Ông cho biết, cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương di cư trong khu vực gần bờ biển của Nhật Bản đang trong "điều kiện trữ lượng ổn định." 
"Việc quản ý trữ lượng loài này đã được đưa ra với mục đích bảo tồn và sử dụng bền vững. Nghiên cứu di truyền là hữu ích trong việc đưa những nỗ lực như vậy vào công tác quản lý trữ lượng loài ", ông lưu ý.

Sano so sánh các hoạt động nuôi cá ngừ hiện nay, bao gồm việc đánh bắt cá ngoài tự nhiên và đưa vào nuôi vỗ béo chúng trong lồng, với chu kỳ nuôi khép kín, trong đó bao gồm nuôi cá ngừ trưởng thành từ trứng được sinh ra bởi cá ngừ đánh bắt ngoài tự nhiên.

Ông cho biết, trong khi chu kỳ nuôi khép kín đã được thực hiện ở các tổ chức tư nhân thì vẫn chưa được thực hiện và được thông qua bởi ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản.

"Trong tự nhiên, một con cá ngừ phát triển thành một cá bố mẹ sớm nhất trong 3 năm, nhưng trong các trang trại thì phải mất 5 năm. Hiệu quả nuôi sẽ cải thiện đáng kể nếu giai đoạn thành thục được rút ngắn. Ở khía cạnh này, việc sử dụng thông tin di truyền sẽ giúp ích cho nuôi cá ngừ", Sano cho biết.

Thành công trong lĩnh vực này cũng sẽ cho phép giảm áp lực đánh bắt các quần thể cá ngừ tự nhiên và do đó tăng cường bảo tồn nguồn lợi tự nhiên.

Ông cho biết, kể từ năm tài khóa 2011, chính phủ đã đưa ra một dự án nghiên cứu mới được ủy nhiệm cho Cơ quan Thuỷ sản thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu di truyền này là để tìm thấy các gen có thể xác định giai đoạn trưởng thành ban đầu và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của cá, cũng như khả năng kháng bệnh từ bộ gen, nghiên cứu này hiện đang thu hút sự chú ý từ các nhà khoa học trên toàn thế giới. Theo ông Sano, bất kể những gì nghiên cứu làm được thì tầm quan trọng của việc sử dụng cá ngừ tự nhiên vẫn không thay đổi.

"Để sử dụng nguồn lợi tự nhiên một cách bền vững, tôi nghĩ rằng việc quan trọng là thiết lập hệ thống nuôi khép kín sớm nhất có thể bằng cách sử dụng thông tin di truyền tích cực để có thể không đánh bắt cá ngừ chưa trưởng thành để nuôi đến mức tác động xấu đến trữ lượng loài", ông nói thêm.

Fis.com
Đăng ngày 04/06/2012
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:43 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 05:43 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 05:43 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 05:43 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 05:43 02/12/2024
Some text some message..