Ký sinh trùng bào nang mới trên họ cá Chép

Thelohanellus filli


Nguyên nhân

Một loài ký sinh trùng myxosporean mới, Thelohanellus filli được gây bệnh trên cá 8-10 tháng tuổi và tỷ lệ tử vong 15 - 20%.


a) Mang cá bị nhiễm T.filli, b) Bào tử Plasmodium của T. filli

Ký sinh trùng Myxozoan gây thiệt hại về mặt kinh tế vì chúng gây nhiễm cho cá ở giai đoạn gần thu hoạch tại Việt Nam và thế giới. Những ký sinh trùng này gây nhiễm cho cá nước ngọt cũng như cá biển. Trong số các loài ký sinh trùng myxozoan, Thelohanellus là một chi nhỏ với tổng cộng 108 loài được định danh trên toàn thế giới. Và có một loài mới nổi lên là tác nhân gây hại phổ biến và nguy hiểm trong thời gian gần đây tại các nước Châu Á, đó là Thelohanellus filli. Sự hiện diện của plasmodia được biểu hiện bởi các u nang màu trắng với các bào tử vi thể. Những nang lớn dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Nhưng các mô nang có thể phát hiện được dưới gốc độ mô học. 

Loài cảm nhiễm: loài cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita), cá Cá Catla (Catla calta), cá trôi trắng (Cirrhinus mrigala), cá Trắm cỏ (Cencopharyngodon idellus) và cá chép (Cyprinus carpio). 

Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng: 

Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, thường tập trung nơi nước cấp, trên mang xuất hiện các u nang màu trắng, xuất huyết và đầy chất nhầy. Làm cho mang cá bị hạn chế khả năng hô hấp, cá thiếu oxy.

Từ các kết quả phân tích trên cho thấy khi loài bào tử này xâm nhập vào cơ thể cá, đặc biệt là mang cá sẽ gây ra một sự cản trở rất lớn khả năng hô hấp của cá. Khi các bào tử của chúng nhân lên với mật số cao sẽ ức chế mạnh mẽ hệ thống mang và làm cho cá bị ngạt, tỷ lệ chết là rất cao.

Mô tả plasmodium của Thelohanellus filli

Plasmodia lớn, màu kem trắng, hình bầu dục, có roi dài, kích thước 0,8-1,5x1,5-2mm, 600-1000 bào tử trên mỗi plasmodium.

 

a) Bào từ T.filli khi nhuộm với Ziehl-Neelsen; b) Bào tử T.filli khi nhuộm với Iron Haematoxylin.

Mô tả mô bệnh học

Hình thái học tổng thể của mang cá nhiễm bệnh là mang xuất hiện các nang trắng. Số lượng đáng kể các mảng tế bào đã được phát hiện lẫn trong các bào tử bên trong plasmodia. Do plasmodium xâm nhập làm dẫn đến biến dạng hoàn toàn của các tế bào mang cá. 

Sự có mặt của các bào tử trong toàn bộ chiều dài của lược mang, các mạch máu bị giãn nở và các tế bào nội mô bị nén chặt. Ngoài ra, còn có sự thay đổi trong mạng lưới mao mạch, sự tăng lên của biểu mô mang và sự rối loạn cấu trúc của các phiến lá mang.


(a) Phần lược mang của cá trôi xuất hiện plasmodia: mạch máu (LV) plasmodia (P)

(b) Ảnh phóng to mang cá bị nhiễm T.filli và  mang biến dạng (DGF) tạo thành khối u nang chứa nhiều bào tử (S)

(c) Phần lược mang bệnh nhiễm vô số các plasmodia cho thấy lớp tế bào của Plasmodia (CL); mảnh vụn tế bào (CD).

Phân bố

Được phát hiện và tìm thấy ở Ấn Độ

Phòng trị

Các nghiên cứu trước đây cho thấy biện pháp hiệu quả để phòng trừ loài tác nhân gây hại này là giữ môi trường nước luôn trong sạch, không quá nhiều mùn bã hữu cơ và định kỳ diệt ngoại ký sinh trong ao nuôi. Đồng thời khi cá bị nhiễm bệnh phải tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao bằng các biện pháp cấp thiết để đảm bảo cá được cung cấp oxy kịp thời. 

Tài liệu tham khảo

Theo báo cáo: Punjabi University,Kaur H và cộng sự.

bởi ký sinh trùng, ký sinh trùng trên cá, cá chép, cá trôi, bệnh cá,